Gia Lai: Thị trường nhà đất vẫn trầm lắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khó cho cả hai Trên địa bàn TP. Pleiku, các công ty kinh doanh lĩnh vực bất động sản không nhiều, dự án khu dân cư cũng ít, thế nhưng theo nhiều doanh nghiệp để đi vào kinh doanh căn hộ hay đất nền ở thời điểm này là điều cực kỳ khó. Chính sách thắt chặt tín dụng, tạm dừng cho vay bất động sản đã làm cho nhà đầu tư, người có nhu cầu thực sự và cả công ty kinh doanh bất động sản rơi vào tình trạng “co rút”. Nhà đầu tư không tiếp cận được vốn vay, doanh nghiệp không bán được căn hộ, đất nền, coi như bị đọng vốn, dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp không hiệu quả.
Ảnh: Nguyễn Giác
Ảnh: Nguyễn Giác
Hiện tại, lượng đất ở các khu dự án, khu tái định cư cũng lên đến vài ngàn lô, rồi lượng đất dư thừa thuộc sở hữu của người dân cũng khá lớn, nhất là những vùng ven thành phố. Tuy vậy, bán nhà, đất trong thời điểm này không đơn giản chút nào. Nhiều người muốn bán bớt để thu hồi vốn, thậm chí chấp nhận lỗ nhẹ vì không chịu được sức ép lãi suất ngân hàng. Anh Thế Nhân (đường Chi Lăng-TP. Pleiku) cho biết: 150 m2 đất đã treo bảng bán 2 năm rồi, giá bán vẫn giữ như cũ thậm chí hạ xuống nhưng chưa ai mua. Phải nhìn nhận rằng trước đây, đầu tư vào nhà đất là kênh sinh lời lớn, nhưng khoảng 2 năm trở lại đây tình trạng “đất chờ chủ”, khiến không ít nhà đầu tư “hụt hơi” về tài chính.
Cũng trong tình trạng tương tự, chị Thu Hương (đường Huyền Trân Công Chúa-TP. Pleiku) có nhà và đất cần bán, nhưng không thể bán với mức giá đưa ra ban đầu, theo chị người mua trả giá quá thấp so với hiệu quả đồng tiền đầu tư, tính theo thời gian gần như là lỗ.  Dọc các đường phố, ngõ hẻm cả ở khu vực trung tâm và vùng ven thành phố, các bảng hiệu bán đất, bán nhà xuất hiện ngày càng nhiều. Các công ty, trung tâm dịch vụ nhà đất ít giao dịch hơn. Các trang Web mua bán có nhan nhản lời mời chào nhưng xem ra không tác dụng mấy đến người mua ở thời điểm này. Vì không chịu được sức ép lãi suất ngân hàng, nhiều người có ý định bán đất để giảm gánh nặng tài chính, thu hồi vốn. Bởi hiện nay, theo nhiều khách hàng hiệu quả sinh lời của đầu tư lĩnh vực này ở một địa bàn tỉnh lẻ thấp hơn áp lực lãi vay, do lãi suất quá cao, giá lại chững, thậm chí có khu vực còn giảm. Thời cơ cho người có nhu cầu thực sự?Giá đất gần như không tăng trong khoảng 2 năm nay. Thị trường nhà đất đang dần lùi về đúng giá trị thực của nó. Trước đây, các công ty môi giới, đối tượng cò mồi vì hưởng hoa hồng đã góp phần đẩy giá nhà đất lên quá cao. Không kể những vị trí đắc địa, có những khu vực chỉ cách nhau trăm mét (vị trí giữa mặt đường và hẻm) đã có giá chênh nhau đến cả chục lần, trong khi đất nền ở các dự án khu đô thị mới của các công ty bất động sản có khoảng cách khá gần. Do đó, các giải pháp kích cầu thông qua hình thức hỗ trợ vốn, mua nhà trả góp… chưa hấp dẫn nhà đầu tư hay những người có nhu cầu sử dụng. Công ty TNHH Vinh Quang I-TP. Hồ Chí Minh-Chi nhánh Gia Lai đưa ra hình thức khuyến mãi như chỉ cần trả trước 50% giá trị hợp đồng, cùng với thời gian thanh toán lên đến 36 tháng lãi suất 0%, khách hàng đã có thể sở hữu ngay sản phẩm nhà ở được xây hoàn chỉnh hoặc đất nền tại các dự án ở Khu Dân cư Phú An, Khu Biệt thự Phượng Hoàng I. Hay Công ty VK.Highland có các dự án Khu đô thị Cầu Sắt, Khu Trung tâm Thương mại Hội Phú đang hoàn thiện hạ tầng, xây dựng để đi vào kinh doanh. Công ty này cũng đưa ra nhiều ưu đãi hấp dẫn nhà đầu tư. Song, nhà ở những khu vực này có giá khá cao nên khách hàng là những đối tượng có tiền mua chủ yếu để dành hoặc đầu tư.Ở TP. Pleiku, chung cư cao cấp gần như chỉ dành cho người giàu. Đối với những người có nhu cầu sử dụng thực sự đa phần là có thu nhập thấp, do đó phương án tối ưu vẫn là chọn đất ở những vùng ven hay trong hẻm của thành phố. Rõ ràng, khi các giải pháp tiền tệ thắt chặt đã ít nhiều ảnh hưởng đến thị trường nhà đất trên địa bàn.
Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

Gia Lai tiết kiệm điện mùa nắng nóng

(GLO)- Để đảm bảo cung ứng điện trong thời điểm nắng nóng kéo dài, ngành Điện Gia Lai đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm và sử dụng điện an toàn, hiệu quả.
Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.