Tăng trưởng tín dụng: Kỳ vọng vào những tháng cuối năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tăng trưởng tín dụng: Kỳ vọng vào những tháng cuối năm ảnh 1
 
Mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 9 đạt 3,08%, đưa tăng trưởng tín dụng trong 9 tháng năm 2010 lên con số 13,56%. Đây là chỉ báo quan trọng để kỳ vọng tăng trưởng tín dụng ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ cán đích 25% vào cuối năm như mục tiêu kế hoạch đã đề ra.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Chi nhánh tỉnh Gia Lai, đến cuối tháng 9-2010, tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đạt 9.366 tỷ đồng, tăng 33,3% so với cuối năm 2009; tổng dư nợ tín dụng đạt 20.943 tỷ đồng, tăng 13,56% so với cuối năm 2009.
Những lực cản của tăng trưởng
Từ đầu năm 2010, cùng với việc áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận đối với VND và việc dừng hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay ngắn hạn, giảm mức hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn đã gián tiếp đẩy lãi suất vay vốn lên cao so với năm 2009, khiến cho việc cung vốn cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn còn thiếu ổn định và chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cụ thể, mức tăng trưởng tín dụng trong 4 tháng đầu năm đều dưới 1%, chỉ sang tháng 5 con số này mới được nâng lên 1,2% và đạt đỉnh điểm vào tháng 6 với mức 4,69%; tuy nhiên, 2 tháng sau đó lại chững lại với mức 0,5% và 1,52%.  
Để giải bài toán về lãi suất, từ đầu tháng 8-2010, qua chỉ đạo của NHNN Chi nhánh tỉnh Gia Lai, các chi nhánh Ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh đã đồng thuận giảm lãi suất huy động VND xuống mức tối đa không quá 11%/năm, qua đó tạo điều kiện để giảm dần lãi suất cho vay. Mặc dù một số chi nhánh NHTM cũng đã thông báo áp mức lãi suất cho vay VND tối đa từ 12,5% đến 13,5% đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp- nông thôn, xuất khẩu và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, qua theo dõi chung, lãi suất cho vay vẫn còn đang ở mức cao (bình quân từ 13% đến 15%/năm), chưa có bước giảm mạnh như kỳ vọng.
Ở một diễn biến khác, cùng với tỷ giá và giá vàng tăng mạnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng năm 2010 đã tăng 8,92% so với cùng kỳ và tăng 6,46% so với cuối năm 2009 cũng đã gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng trong việc hạ lãi suất huy động, dẫn đến chưa thể giảm lãi suất cho vay theo đúng lộ trình mà các ngân hàng đã cam kết theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN.
Tín hiệu lạc quan
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 25% trong năm 2010, nhiệm vụ còn lại của những tháng cuối năm 2010 là rất nặng nề. Cụ thể tăng trưởng tín dụng trong 3 tháng còn lại sẽ phải đạt bình quân 3,81%/tháng. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê của NHNN Chi nhánh tỉnh Gia Lai, mức tăng trưởng tín dụng trong tháng 9 vừa qua đạt 3,08%, là mức tăng trưởng khá cao so với những tháng trước đó (chỉ thấp hơn mức 4,69% của tháng 6).
Cơ sở cho kỳ vọng này là vừa qua Hiệp hội Ngân hàng tiếp tục có thông báo cho các hội viên tiếp tục thực hiện lộ trình giảm lãi suất như đã cam kết bắt đầu từ ngày 15-10. Đây là cơ sở quan trọng để dự báo rằng nguồn cung tín dụng sẽ được khơi thông và các doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, hiện nay trên địa bàn tỉnh ta đang triển khai nhiều dự án, công trình trọng điểm với quy mô đầu tư lớn như: Dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng quốc lộ 14 đoạn Pleiku- Cầu 110 do Công ty cổ phần Tập đoàn Đức Long Gia Lai làm chủ đầu tư; các dự án đầu tư trồng cao su sang Lào, Campuchia của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và các Công ty Cao su Mang Yang, Chư Sê, Chư Pah…; các công trình thủy điện nhỏ, các dự án khu đô thị mới cũng đang tiếp tục được triển khai,…
Với những tín hiệu lạc quan đó, có nhiều cơ sở để hy vọng rằng ngành ngân hàng sẽ cán đích tăng trưởng tín dụng 25% vào cuối năm như mục tiêu kế hoạch đã đề ra, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà.
Kế Hiền

Có thể bạn quan tâm

Gồng mình chống hạn

Gồng mình chống hạn

(GLO)- Nắng nóng kéo dài khiến nhiều công trình thủy lợi, ao hồ, đập dâng, sông suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai cạn nước. Tình trạng này khiến nhiều diện tích cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới, ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng vườn cây.

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Bộ Công thương thí điểm tính giá điện 2 thành phần, tiền điện ảnh hưởng ra sao?

Giá bán điện 2 thành phần có nhiều ưu thế vượt trội với mục tiêu tính đúng, tính đủ chi phí mà người tiêu dùng điện gây ra cho hệ thống. Bộ Công thương khẳng định, thí điểm cần thiết để đánh giá, tính toán được khoản tiền điện chênh lệch giữa biểu giá điện hiện hành và biểu giá điện 2 thành phần.