Trước khi tích nước hồ thủy điện An Khê-Ka Nak

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đến đầu tháng 9, đơn vị đang khẩn trương thực hiện các hạng mục của bờ đập để tích nước hồ thủy điện An Khê-Ka Nak (Gia Lai). Trong khi đó, nông dân làng Groi, thị trấn Kbang tỏ ra rất lo lắng.
Làng Groi có 65 hộ, 296 khẩu, đã định cư nhiều năm nay. Hiện tại, phần lớn diện tích sản xuất của bà con lại nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện An Khê-Ka Nak với hơn 204,6 ha, trong đó có 70 ha bị ngập thuộc diện phải đền bù và 134,6 ha bán ngập. Nay nghe thông báo chuẩn bị cắt cầu trên tuyến này để tích nước, bà con tranh thủ thu hoạch bắp, vận chuyển về làng. Cả làng Groi, hầu như ai cũng băn khoăn, khi hồ tích nước, không có đất sản xuất. Ông Đinh Hlý lo lắng: Những năm trước đây, năm nào thu hoạch cũng được 3-4 tấn bắp nhưng bây giờ không có đất làm nữa Nhà nước chưa đền bù đất, không biết thế nào?
Hồ thủy điện An Khê-Ka Nak sẵn sàng tích nước. Ảnh: Như Hướng
Hồ thủy điện An Khê-Ka Nak sẵn sàng tích nước. Ảnh: Như Hướng
Ông Đinh Tá cũng ở làng Groi cho biết thêm: Một năm làm 2 vụ, giờ nước ngập, Nhà nước chưa đền bù, đất chưa cấp, mai mốt bà con lấy đường đâu để thu hoạch, giờ một số bắp đang trổ, cả lúa nữa.
Theo Công văn số 327 ngày 28-9-2009 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đối với đất sản xuất của làng Groi, phần 70 ha bị ngập được cấp đất tái định canh theo thỏa thuận giữa tỉnh Gia Lai và Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Tuy nhiên, do không bố trí được quỹ đất, diện tích này đã được bồi thường bằng tiền cho dân. Còn 134,6 ha bán ngập, ngoài vùng quy hoạch, do đó Ban Quản lý Dự án Thủy điện An Khê-Ka Nak, gọi tắt là Ban 7 phải làm đường giao thông, có thể là đường bộ hay dùng thuyền máy vào khu sản xuất hoặc đền bù… Qua nhiều cuộc họp, đồng bào Bahnar làng Groi đề nghị bồi thường trên 130 ha này. Về phần huyện cũng có hướng bố trí đất sản xuất tại tiểu khu 131 và 150, hai bên trục đường 669, thuộc lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Ka Nak quản lý để cấp cho dân, song diện tích này lại là rừng tự nhiên nên tỉnh chưa thống nhất.
Dù phương án nào đi chăng nữa thì Ban Quản lý Thủy điện 7 phải có trách nhiệm giải quyết cho dân, đồng thời địa phương cũng phải động viên tư tưởng cho người dân thông suốt. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Á- Phó Chủ tịch UBND thị trấn Kbang cho biết: Nếu tích nước thì nhân dân không có sản phẩm thu hoạch, ảnh hưởng đến đời sống, đó là điều khó khăn nhất. Do vậy, bà con mong nếu như tích nước thì phải đảm bảo cuộc sống cho đến lúc nhân dân có sản phẩm thu hoạch đầu tiên.
Như Hướng

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

Việt Nam nhập khẩu phân bón Trung Quốc nhiều nhất

(GLO)- Qúy I-2024, Việt Nam nhập khẩu phân bón của Trung Quốc nhiều nhất, chiếm gần 42% trong tổng lượng phân bón Việt Nam nhập khẩu. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường khác như Nga, Đông Nam Á, thị trường FTA RCE, thị trường FTA CPTTP.
Nói chuyện con tằm

Nói chuyện con tằm

(GLO)- Thời nhỏ ở quê, tôi rất mê con tằm. Cái “con sâu” ăn lá dâu một cách ngon lành, rồi hóa thân một cách kỳ diệu.
Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

Đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ diện tích mía còn lại trước ngày 10-5

(GLO)- Ủy ban Nhân dân huyện Kbang vừa có công văn đề nghị Nhà máy đường An Khê, UBND các xã: Đak Hlơ, Tơ Tung, Kông Bờ La, Kông Lơng Khơng, Nghĩa An, Lơ Ku, Krong, xã Đông và thị trấn Kbang đẩy nhanh tiến độ thu hoạch và tiêu thụ hết diện tích mía còn lại trên địa bàn trước ngày 10-5-2024.
Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

Thu tiền tỷ từ cà phê chất lượng cao

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với vùng cao nguyên đất đỏ, ông Huỳnh Đức Xuyến (320 Nguyễn Huệ, thị trấn Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã trải qua bao thăng trầm cùng cây cà phê. Chính từ sự kiên trì cùng với việc chọn hướng đi phù hợp, ông đã nhận được “quả ngọt” từ loại cây công nghiệp này.