Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Tạo sinh kế cho người dân gần rừng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Không những thực hiện tốt chính sách hỗ trợ các làng vùng đệm phát triển sản xuất và xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn hợp đồng giao khoán với các nhóm hộ người Bahnar trong việc quản lý, bảo vệ rừng, từ đó có nguồn thu nhập ổn định.
Hỗ trợ làng vùng đệm
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có diện tích vùng đệm rộng hơn 15 ngàn ha (trên tổng diện tích gần 42 ngàn ha) với 18 cộng đồng làng nằm rải rác trên địa bàn 6 xã thuộc các huyện: Mang Yang, Kbang, Đak Đoa. Đây là những cộng đồng dân cư có cuộc sống gắn bó lâu đời, mật thiết với rừng, hưởng lợi từ việc thu hái lâm sản phụ, rau, cây thuốc, các dụng cụ phục vụ sản xuất... Từ năm 2013, triển khai thực hiện Quyết định 24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đầu tư, phát triển rừng đặc dụng, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã tổ chức họp dân các làng vùng đệm để lấy ý kiến về các nội dung hỗ trợ phù hợp; tổ chức triển khai thực hiện các hạng mục hỗ trợ cộng đồng với tổng số tiền 720 triệu đồng/năm (40 triệu đồng/làng/năm).
Cán bộ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cùng người dân tuần tra khu vực rừng nhận khoán quản lý, bảo vệ. Ảnh: M.N
Cán bộ Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cùng người dân tuần tra khu vực rừng nhận khoán quản lý, bảo vệ. Ảnh: M.N
Từ khi triển khai Quyết định 24, người dân đã dần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ rừng, tình trạng phá rừng lấy đất làm rẫy hầu như không còn. Theo ông Khih-Trưởng thôn Đê Kjiêng (xã Ayun, huyện Mang Yang), nhiều năm nay, Vườn đã hỗ trợ dân làng phân bón, cây giống, thuốc trừ sâu để phục vụ sản xuất, phát triển sinh kế, mua vật liệu làm giếng nước, nhà sinh hoạt cộng đồng... Mới đây, làng thống nhất dùng kinh phí hỗ trợ mua chiếc máy cày để phục vụ sản xuất chung. Trong khi đó, ông Wek-Trưởng thôn Hyêr (xã Ayun) thì cho hay: Hàng năm, sau khi tham khảo ý kiến người dân trong làng, nguồn kinh phí hỗ trợ này thường tập trung giúp những hộ khó khăn mua cây-con giống để phát triển kinh tế; có năm dùng mua vật liệu xây dựng các công trình nước sạch, điện chiếu sáng, xây dựng hoặc tu sửa nhà văn hóa cộng đồng. “Dân làng đều thống nhất sử dụng kinh phí hỗ trợ theo định hướng của cán bộ với mục tiêu sử dụng hiệu quả, phục vụ lợi ích người dân”-ông Wek nói.
Lực lượng bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cùng người dân kiểm tra khu vực rừng nhận khoán. Ảnh: M.N
Lực lượng bảo vệ rừng của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh cùng người dân kiểm tra khu vực rừng nhận khoán. Ảnh: M.N
Theo ông Ngô Văn Thắng-Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh: Trước đây, có đến 23 làng thuộc khu vực vùng đệm được hỗ trợ kinh phí 40 triệu đồng/năm nhưng từ năm 2018, theo quy định mới của Bộ Nông nghiệp và PTNT thì chỉ còn lại 18 làng. Việc hỗ trợ này chỉ được thực hiện sau khi họp dân lấy ý kiến. Sau đó, Đảng ủy, chính quyền các xã định hướng sử dụng. Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch hỗ trợ, Vườn cũng chủ động làm việc với xã để tránh chồng lấn các chương trình mục tiêu khác của địa phương. Dựa vào nhu cầu của làng, kinh phí này sẽ được chi hỗ trợ hỗ trợ mua cây-con giống; xây dựng các công trình công cộng của làng. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục xây dựng dự án hỗ trợ người dân vùng đệm dựa vào nguồn kinh phí từ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, tạo sinh kế bền vững để họ yên tâm tham gia bảo vệ rừng. Trong đó, chú trọng triển khai thực hiện nghị quyết phát triển cây dược liệu của tỉnh, nghiên cứu các vùng phù hợp để tổ chức nhân giống, hỗ trợ kỹ thuật và triển khai trồng dưới tán rừng, xen trong rẫy. Đối với đất trống, bạc màu ở khu vực vùng đệm thì hỗ trợ cây giống trồng rừng sản xuất, tạo lá chắn bảo vệ rừng bên trong”-ông Thắng cho hay.
Ổn định thu nhập cho người nhận khoán
Song song với việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người dân ở các làng vùng đệm, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh còn ký hợp đồng giao khoán quản lý, bảo vệ rừng với các cộng đồng thuộc 17 làng khu vực này (1 làng không thực hiện giao khoán). Năm 2013, diện tích hợp đồng giao khoán khoảng 8.000 ha, đơn giá 200.000 đồng/ha/năm. Đến nay, diện tích trên đã nâng lên thành 17.950 ha với đơn giá bình quân 350.000 đồng/ha/năm cho 26 nhóm hộ (tổng số 708 hộ), trung bình thu nhập mỗi hộ từ 8 đến 10 triệu đồng/năm. Việc tham gia nhận khoán bảo vệ rừng đã giúp các hộ dân có nguồn thu nhập ổn định, góp phần cải thiện đời sống, nhờ đó tình trạng phá rừng làm rẫy hầu như không còn.
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tăng cường tuyên truyền công tác quản lý và bảo vệ rừng trong trường học. Ảnh: M.N
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh tăng cường tuyên truyền công tác quản lý và bảo vệ rừng trong trường học. Ảnh: M.N
Ông Wek thông tin thêm: Làng Hyêr có 177 hộ với gần 500 khẩu, nhưng chỉ có 50 hộ đại diện cho làng nhận khoán bảo vệ hơn 850 ha rừng từ năm 2013, được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng hàng năm hơn 400 triệu đồng. Ngoài tổ tuần tra thì hầu như hộ nào trong làng cũng có trách nhiệm bảo vệ khu vực rừng nhận khoán và được chia đều tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh luôn chi trả kịp thời khoản kinh phí này cho người dân nhận khoán. Mọi hoạt động chi trả giữa đơn vị với các hộ nhận khoán được thực hiện công khai, minh bạch.
Trao đổi với P.V, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh Ngô Văn Thắng khẳng định: Việc giao khoán bảo vệ rừng đã dần trở thành thu nhập chính trong sinh kế của các gia đình, giúp người dân cải thiện đời sống, chấm dứt tình trạng phá rừng, lấn đất làm nương rẫy trong khu vực vùng đệm. Hàng năm, để nâng cao nhận thức về công tác quản lý, bảo vệ rừng, Vườn còn triển khai kế hoạch đào tạo nâng cao nhận thức đối với người dân của các làng vùng đệm thuộc các xã Hà Đông (huyện Đak Đoa); Đak Rong, Kon Pne, Krong (huyện Kbang); Ayun, Đak Jơ Ta (huyện Mang Yang). Đồng thời, tăng cường phối hợp với lực lượng liên ngành huyện, xã tuần tra, truy quét lâm tặc khu vực giáp ranh, vùng trọng điểm nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng lấn chiếm đất rừng làm rẫy, khai thác, vận chuyển lâm sản, săn bắn động vật trái phép.
MINH NGUYỄN

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.