Đồng lòng vượt qua đại dịch-Kỳ 1: Nỗ lực duy trì nguồn thu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chung tay cùng cả nước phòng-chống dịch Covid-19 nhưng người dân trong tỉnh vẫn nỗ lực làm việc để đảm bảo thu nhập. Với họ, ở nhà không có nghĩa là ngừng lao động mà phải tìm cách để giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh đối với cuộc sống. 
Nhiều nhà vườn trồng rau trên địa bàn tỉnh vẫn tích cực sản xuất để có nguồn thu hàng ngày. Ảnh: T.D
Nhiều nhà vườn trồng rau trên địa bàn tỉnh vẫn tích cực sản xuất để có nguồn thu hàng ngày. Ảnh: T.D
Tích cực sản xuất
Thời gian qua, dịch Covid-19 đã khiến nhiều nông dân trong tỉnh gặp không ít khó khăn khi giá cả xuống thấp, lượng tiêu thụ hàng hóa giảm. Dù vậy, bà con vẫn lạc quan, tích cực sản xuất với hy vọng dịch bệnh sớm đi qua, hoạt động giao thương nhanh chóng ổn định.
Gia đình chị Võ Thị Thủy (phường Yên Thế, TP. Pleiku) có 5 sào rau xanh. Thời điểm này, giá cả bấp bênh và đầu ra hạn chế nên vợ chồng chị phải tìm mọi cách để cải thiện tình tình. Thay vì chờ thương lái tới vườn thu mua như trước, vợ chồng chị thu hoạch và trực tiếp chở tới một số khu chợ trên địa bàn TP. Pleiku để bỏ mối. Nhờ vậy, lượng rau của gia đình chị không bị ùn ứ. “Dù giá rau không cao nhưng bán được như vậy cũng mừng rồi. Mình vẫn có thu nhập ổn định cuộc sống. Mỗi ngày đi bỏ mối rau, sau khi trừ chi phí, gia đình cũng thu về được 300 ngàn đồng. Tình hình chung của cả nước mà. Mình phải cùng mọi người cố gắng khắc phục để mong dịch bệnh chóng qua”-chị Thủy chia sẻ.
Cũng như gia đình chị Thủy, vợ chồng chị Nguyễn Thị Dung (thôn 3, xã Thành An, thị xã An Khê) những ngày này vẫn hăng say lao động sản xuất. Với 1 ha bưởi, ổi và chuối tiêu hồng, gia đình chị Dung kỳ vọng sẽ phát triển kinh tế từ những cây trồng này. Chị Dung cho biết: “Hiện nay, 100 cây ổi đã đến kỳ thu hoạch song do dịch bệnh nên giá cả bị sụt giảm. Chúng tôi cũng động viên nhau không buồn nhiều vì đây là tình hình chung của đất nước và cả thế giới. Với giá bán 15 ngàn đồng/kg ổi, mỗi tháng gia đình tôi thu được gần 10 triệu đồng. Nguồn thu này dù chưa đủ bù lại khoản đầu tư ban đầu nhưng cuộc sống của gia đình cũng khá ổn định trong mùa dịch. Cuối năm nay, bưởi và chuối sẽ cho thu hoạch đợt đầu tiên. Hy vọng các loại cây trồng này sẽ có giá khi hết dịch”.
Mùa dịch, gia đình chị Nguyễn Thị Dung (thôn 3, xã Thành An, thị xã An Khê) thu về gần 10 triệu đồng mỗi tháng từ 100 cây ổi. Ảnh: T.D
Mùa dịch, gia đình chị Nguyễn Thị Dung (thôn 3, xã Thành An, thị xã An Khê) thu về gần 10 triệu đồng mỗi tháng từ 100 cây ổi. Ảnh: T.D
Trong khu vườn rộng chừng 5 sào với các loại cây ăn quả như: chuối, mít Thái, chanh không hạt, na Thái..., chị Nguyễn Thị Thủy (Plei Ơi, xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện) vẫn ngày ngày tích cực chăm bón. Chị Thủy cho biết, giá mít Thái mua tại vườn hiện nay là 12.000 đồng/kg. Ngoài ra, chanh không hạt cũng đã cho thu hoạch. Với 100 gốc chanh, mỗi tháng chị thu hoạch được 3-4 lần, mỗi lần 20-30 kg, giá bán khoảng 27.000 đồng/kg. “Làm nông nghiệp cũng có lúc gặp khó khăn nhưng nông dân chúng tôi luôn phải cố gắng”-chị Thủy bày tỏ.
Bán hàng online thu nhập khá
Trong thời gian nghỉ việc ở nhà chống dịch, nhiều người đã tự mày mò bán hàng online. Ban đầu chỉ là làm thêm bán cho người quen nhưng nhờ đắt hàng, lượng bán cứ tăng dần, có người đã tạo được thương hiệu riêng.
Từ khi quán cà phê của gia đình phải ngừng hoạt động để hạn chế nguồn lây nhiễm, chị Nguyễn Thị Hồng Phượng (13B Đoàn Thị Điểm, phường Diên Hồng, TP. Pleiku) đã dành trọn thời gian của mình để vào bếp. Vốn có chút năng khiếu, khi không còn phải lo cho việc kinh doanh ở quán cà phê, chị Phượng mở dịch vụ “đi chợ, nấu ăn online” phục vụ những ai có nhu cầu. Sau một thời gian ngắn, dịch vụ “đi chợ, nấu ăn online” của chị Phượng đã nổi tiếng khắp TP. Pleiku nhờ các món ăn ngon và giá cả hợp lý. Đơn đặt hàng gửi tới mỗi ngày khiến chị không còn thời gian nghỉ mà phải luôn chân luôn tay. Chị Phượng cho rằng, đại dịch Covid-19 làm chao đảo cả thị trường nhưng lại là cơ hội cho thị trường online vốn có dấu hiệu bão hòa trước đó vượt lên.
Chị Phượng đặt tên cho dịch vụ kinh doanh online của mình là Bếp của Phượng. Ảnh: T.D
Chị Phượng đặt tên cho dịch vụ kinh doanh online của mình là Bếp của Phượng. Ảnh: T.D
“Hàng ngày, tôi mua thực phẩm tươi ngon từ chợ và nhận làm theo đơn đặt hàng hoặc nấu sẵn một số món để khách dễ chọn lựa. Giá cả các món tùy thuộc vào chất lượng và số lượng khách đặt. Mỗi ngày, tôi lãi gần 500 ngàn đồng sau khi đã trừ mọi chi phí. Các món ăn của quán đã được khách hàng tin tưởng ủng hộ lâu dài. Tôi đặt tên cho dịch vụ kinh doanh online của mình là Bếp của Phượng”-chị Phượng chia sẻ.
Có cùng niềm đam mê như chị Phượng, chị Nguyễn Hoài Thu (xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê) cũng khá bận rộn với việc bán hàng online từ các món ngon do chính tay chị làm. Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu người dân trong mùa dịch nên chị chọn mua thực phẩm tươi, sạch về làm dăm bông, xúc xích, cháo dinh dưỡng, các loại mứt… “Từ ý tưởng kinh doanh một số món ăn bán cho những người thân, tôi quyết tâm mở rộng thêm trong đợt dịch Covid-19. Tôi xác định, công việc kinh doanh online này sẽ là xu thế giúp gia đình tôi có thêm khoản thu nhập ổn định. Mỗi tháng, tôi thu về khoảng 10 triệu đồng từ việc kinh doanh mặt hàng này”.
Mở kênh bán hàng online đang thực sự trở thành “vị cứu tinh” của rất nhiều người trong thời gian phòng-chống dịch Covid-19. Gia đình chị Huỳnh Thị Ngọc Hiền (thôn 1, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) đã đầu tư hàng trăm triệu đồng trồng rau thủy canh và hiện vẫn duy trì được sản xuất như thường ngày, thậm chí còn nhiều hơn mà không hề bị tác động bởi dịch bệnh. Đáp ứng ngay nhu cầu được phục vụ tại nhà của nhiều người trong thời gian dịch bệnh, chị Hiền dành thời gian chụp ảnh, quay video giới thiệu tất cả các mặt hàng rau sạch do gia đình sản xuất lên trang Facebook cá nhân. Đến nay, trang Facebook này đã trở thành địa chỉ quen thuộc của nhiều gia đình. “Trong dịp này, tôi vẫn duy trì sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch của nhiều gia đình và thực hiện bán hàng qua mạng là chủ yếu”-chị Hiền nói.
HỒNG THI-TRẦN DUNG

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.