Nghỉ học để phòng-chống dịch Covid-19: Giáo dục tư thục gặp khó

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chủ trương cho học sinh tạm nghỉ học đến hết tháng 2-2020 để phòng-chống dịch bệnh Covid-19 là hợp lý. Thế nhưng, với nhiều cơ sở giáo dục tư thục, nhất là các trường mầm non, việc học sinh tạm nghỉ lại là khoảng thời gian “khủng hoảng” vì không có nguồn thu để duy trì các khoản chi.
Gặp khó về tài chính
Nhà trẻ, nhóm trẻ, trường mầm non tư thục… do tổ chức hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. Do kinh phí hoạt động phụ thuộc vào khoản thu học phí nên việc học sinh nghỉ học kéo dài đã khiến nhiều cơ sở giáo dục tư thục gặp khó. Để giải quyết khó khăn trước mắt, nhiều trường không còn lựa chọn nào khác là phải tinh giản nhân sự hoặc “xin phép” không chi lương trong tháng 2 này.
  Việc học sinh tạm nghỉ học khiến các trường mầm non tư thục gặp khó về tài chính. Ảnh: N.T
Việc học sinh tạm nghỉ học khiến các trường mầm non tư thục gặp khó về tài chính. Ảnh: N.T
Trường Mầm non Hoàng Mai có 2 cơ sở tại số 44 Cách Mạng Tháng Tám và 14 Phan Đình Giót (TP. Pleiku). Tính đến hết học kỳ I, toàn trường có 9 lớp với hơn 310 trẻ. Đến thời điểm hiện tại, học sinh đã nghỉ học 3 tuần và sẽ kéo dài đến hết tháng 2 khiến nhà trường không khỏi lo lắng. Bà Lê Thị Ngân-Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: “Ngoài nguồn thu từ học phí, chúng tôi không có nguồn nào khác để đưa vào quỹ dự trữ tài chính. Mặc dù vẫn động viên các cô tiếp tục đến trường để trực, tổng vệ sinh phòng dịch theo chỉ đạo của ngành nhưng hiện chúng tôi không có kinh phí để đóng bảo hiểm xã hội và chi trả lương cho 25 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Vừa qua, trong báo cáo nhanh về tình hình phòng-chống dịch bệnh Covid-19, nhà trường cũng có đề xuất lên Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP. Pleiku xem xét có hướng hỗ trợ để giúp các trường tư thục giải quyết khó khăn trong thời gian học sinh nghỉ học”.
Tương tự, bà Bùi Thị Duy Vỹ-Hiệu trưởng Trường Mầm non Kitty (thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Pah) cũng chia sẻ: “Trường có 8 cô giáo/4 lớp sẽ không được trả lương, nhà trường chỉ hỗ trợ đóng bảo hiểm trong thời gian các bé nghỉ học. Giáo viên của trường đều phải cùng chia sẻ khó khăn và tự mình khắc phục cho đến khi các cháu đi học trở lại”.
Không có lương song vẫn phải luân phiên đến trường để trực và làm công tác vệ sinh trường lớp khiến giáo viên các trường mầm non tư thục gặp nhiều khó khăn. “Nguồn thu nhập chính của tôi từ việc đi dạy là hơn 4 triệu đồng/tháng. Tháng 2 này, học sinh nghỉ học, tôi sẽ không có được khoản tiền nói trên. Vì thế, cuộc sống cũng bị ảnh hưởng. Cộng với thời gian thông báo nghỉ ngắn và vẫn phải thực hiện công tác phòng dịch ở trường nên tôi chẳng thể đi tìm việc làm thời vụ nào khác mà xoay trở chi phí sinh hoạt. Giờ chỉ mong dịch bệnh sớm được đẩy lùi để mọi thứ trở lại bình thường”-chị Phạm Thị Thảo-giáo viên Trường mầm non Hoàng Mai tâm sự.
Giải pháp nào?
Trước tình hình khó khăn chung, ngành GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố đã đưa ra nhiều giải pháp để đồng hành, tháo gỡ cho nhà trường và giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục tư thục.
 Trường Mầm non Hoàng Mai hiện không có nguồn kinh phí để chi lương và đóng BHXH cho cán bộ, giáo viên. Ảnh: Mộc Trà
Trường Mầm non Hoàng Mai hiện không có nguồn kinh phí để chi lương và đóng BHXH cho cán bộ, giáo viên. Ảnh: Mộc Trà
Theo thống kê từ Phòng GD-ĐT TP. Pleiku, trên địa bàn hiện có 14 trường tư thục mầm non và khoảng 200 nhóm, lớp nhà trẻ; tổng số giáo viên dạy hợp đồng tại các trường tư thục là trên 700 người. Giáo viên hợp đồng tại các trường công lập cũng như tư thục thường chỉ được nhận lương trong 9 tháng của năm học theo thỏa thuận trong hợp đồng, riêng thời gian nghỉ học sẽ không được nhận lương. Ông Nguyễn Đình Thức-Trưởng phòng GD-ĐT thành phố-cho hay: “Chúng tôi đang vận động chủ các cơ sở giáo dục tư thục trích một phần lợi nhuận để chi trả lương, hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên ổn định cuộc sống. Phòng cũng đã thông tin những khó khăn của giáo viên hợp đồng lên UBND TP. Pleiku để lãnh đạo xem xét, hỗ trợ cho họ”.
Động viên, khuyến khích giáo viên trong trường chia sẻ khó khăn với nhau; tổ chức Công đoàn huy động một số quỹ để hỗ trợ tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên hợp đồng… cũng là cách làm hay mà ngành GD-ĐT huyện Chư Pah đã thực hiện. Bà Hồ Thị Thảo-Trưởng phòng GD-ĐT huyện Chư Pah-thông tin: “Chúng tôi khuyến khích các thầy-cô trong trường trích một khoản từ tiền làm ngoài giờ, tăng ca… để chia sẻ, động viên các giáo viên hợp đồng trong thời gian này, từ đó giúp họ thêm yêu nghề, gắn bó với trường, lớp”.
Thực hiện chủ trương đó, các cơ sở giáo dục tư thục trên địa bàn huyện Chư Pah đã tổ chức phát động trong đội ngũ giáo viên toàn trường. “Trường chúng tôi có 18 giáo viên, trong đó có 10 giáo viên hợp đồng. Hiện tất cả cán bộ, giáo viên biên chế của trường đều thể hiện sự đồng thuận cao trong việc san sẻ một phần thu nhập của mình để trợ giúp đồng nghiệp. Đây là nghĩa cử đáng quý, góp phần chung tay cùng với nhà trường vượt qua giai đoạn khó khăn”-cô Trần Thị Mơ-Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Ia Ly-cho hay.
NHÃ UYÊN - NGỌC THU

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.