Nghèo vì cưới sớm, đông con

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày nay, nhiều gia đình dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vẫn còn hủ tục tảo hôn. Cưới sớm, đông con nên khó thoát khỏi cảnh nghèo, nhiều trẻ sống nheo nhóc, không được đến trường.

 

Có chồng từ tuổi 15

Sau khi vượt qua nhiều đoạn đường đất đỏ sình lầy, cùng vài ngọn đồi cao, chúng tôi đến cụm 9, xã Đắk R’măng (huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông) để tìm hiểu về đời sống của bà con nơi đây. Xã Đắk R’măng có nhiều đồng bào người Mông ở phía Bắc đến định cư và mưu sinh dựa vào sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ.

Ghé vào nhà chị Thào Thị Sơ, chúng tôi thấy một nhóm phụ nữ bồng bế trẻ em đang chuyện trò, tuyệt nhiên không có bóng dáng đàn ông. Hỏi ra mới biết các ông chồng lên rẫy đến tối mới về, còn phụ nữ hầu như không đi làm, chỉ ở nhà chăm con nhỏ.

Năm nay mới 29 tuổi mà nhìn chị Sơ như đã ngoài 40. Ngoài bé gái 8 tháng tuổi đang khóc trên tay, chị còn có thêm 4 bé gái nữa. Nhiều năm qua, cả gia đình 7 người chỉ trông chờ vào sức lao động nương rẫy của người chồng, nhưng thiên tai mất mùa liên tục.

Hỏi có còn sinh nữa không, chị Sơ thật thà trả lời: “Chồng mình nói phải gắng đẻ thêm 2 đứa con trai để sau này vợ chồng lớn tuổi, sức yếu, có người làm rẫy giúp. Mình cũng không biết tính sao, thôi thì phải chiều chồng”.

Một phụ nữ đang ngồi trong nhà chị Sơ tiếp lời: “Người Mông thì hộ nào cũng vậy, đều phải đẻ nhiều để có thêm sức lao động trong nhà. Nhưng cuộc sống như thế này rất buồn vì các con không được đi học đầy đủ”.

 Phụ nữ Bana ở xã Ayun (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) thường có nhiều con
Phụ nữ Bana ở xã Ayun (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) thường có nhiều con



Đến các buôn làng phía Bắc Tây Nguyên cũng dễ bắt gặp nhiều bà mẹ trẻ tay bồng tay bế và đám trẻ tóc vàng cháy chơi đùa dưới nắng trưa. Có những cặp vợ chồng vừa qua tuổi 30 đã lên chức ông bà. Gia đình Rơ Mah Lan và Siu H’Nhí (dân tộc Jarai) ở xã Ia Krái (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) cũng cưới sớm, đông con.

Siu H’Nhí “bắt chồng” từ tuổi 15 khi vừa học hết lớp 6. Rơ Mah Lan về nhà vợ ở rể khi mới tuổi 16. Hơn 5 năm lấy chồng, Siu H’Nhí sinh được 3 đứa con, đứa đầu năm nay lên 4, còn đứa nhỏ nhất hơn 6 tháng tuổi.

Do con nhỏ nên Siu H’Nhí phải ở nhà chăm sóc, còn chồng thì canh tác gần 1ha cà phê. Mấy năm rồi giá cà phê tụt dốc không phanh nên cuộc sống của gia đình hết sức khó khăn.

Cũng ở xã Ia Krái, chị Rơ Chăm Hít “bắt chồng” khi mới 14 tuổi. Đến nay, ở tuổi 36 chị đã sinh 10 đứa con và hiện có… 15 đứa cháu ngoại. Chị Rơ Chăm Hít tâm sự: “Mình lấy chồng và sinh con sớm, lại đông con nên sức khỏe giảm sút nhiều. Vườn cà phê đang thời kỳ khai thác, nhưng mình không làm nổi nữa.

Trong 10 đứa con, có 6 đứa con gái đã cưới chồng từ hồi 15, 16 tuổi như mình thôi. Tụi nó thương nhau thì về ở chung, chuyện này mình không cản được. Vì nếu cản thì tụi nhỏ dọa rủ nhau tự tử”.

Đấu tranh với hủ tục

Ở các gia đình người Mông tại cụm 9, xã Đắk R’măng, rất hiếm cháu nhỏ được sinh ra tại cơ sở y tế, mà thường các bà mẹ tự đỡ đẻ cho con gái mình. Ở đây, nhiều phụ nữ không biết và cũng không quan tâm các biện pháp tránh thai. Do đẻ nhiều, đẻ không kiểm soát, không nuôi con nổi, nên cả cụm 9 hiện có gần 100 trẻ em chưa được đến trường, nhiều trẻ lớn rồi cũng không biết chữ.

Ở tỉnh Gia Lai có khoảng 44% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), tục tảo hôn vẫn đang diễn biến phức tạp. Dù chính quyền các cấp trong tỉnh gắng sức tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS tuân thủ Luật Hôn nhân gia đình, không tảo hôn nhưng vẫn có nhiều trường hợp tảo hôn.

Riêng tại xã Ia Le (huyện Chư Pứh), nơi có 10/15 làng đồng bào Jarai, mỗi năm khoảng 10 cặp vợ chồng tảo hôn. Thực trạng tảo hôn và sinh đông con đã khiến dân số ở khu vực này tăng mạnh, dẫn đến tình trạng thiếu đất sản xuất, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng tăng.

Theo thống kê, trong năm nay, toàn tỉnh Gia Lai có hơn 1.000 cặp tảo hôn, trong đó các điểm nóng là các huyện: Chư Pứh, Chư Prông, Chư Sê, Mang Yang, Ia Grai, Đức Cơ, Phú Thiện... Theo Ban Dân tộc tỉnh Gia Lai, nạn tảo hôn vẫn tồn tại dai dẳng trong cộng đồng người DTTS trên địa bàn tỉnh là do những tập tục và nhận thức lạc hậu của đồng bào DTTS.

Mặc khác, do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các gia đình người Jarai, Bana muốn con gái mình lấy chồng sớm để có thêm lao động trong nhà. Điều kiện học tập, tham gia hoạt động văn hóa - xã hội của các cô gái cũng thiếu thốn, hạn chế, nên nhiều cô chỉ muốn bỏ học, lấy chồng, làm rẫy và sinh con.

Để giảm thiểu tình trạng tảo hôn và đẻ nhiều trong vùng đồng bào DTTS, các cấp chính quyền ở Tây Nguyên cần kiên trì tuyên truyền, vận động người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn chấm dứt các hủ tục và kiến thức sinh đẻ có kế hoạch. Ngoài ra, cần giáo dục, xử lý những trường hợp tảo hôn, đẩy nhanh công cuộc xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS.

 

ĐỨC TRUNG (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.