Cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng: Nhiều khó khăn, vướng mắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cai nghiện ma túy không chỉ giúp người nghiện tái hòa nhập cộng đồng mà còn là điều kiện để xây dựng môi trường sống an toàn, góp phần hạn chế tiêu cực và các loại tội phạm nảy sinh. Tuy nhiên, việc cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng ở huyện Ia Grai (Gia Lai) gặp không ít khó khăn, vướng mắc.
Tính đến tháng 8-2018, huyện Ia Grai có trên 100 người liên quan đến ma túy. Trong đó, xã Ia Hrung và thị trấn Ia Kha là 2 địa bàn trọng điểm với 40 người đang cai nghiện tại cộng đồng.
Chủ yếu là tuyên truyền, vận động
Huyện Ia Grai là một trong những địa bàn trọng điểm phức tạp về ma túy của tỉnh, chỉ đứng sau TP. Pleiku. Vì vậy, mới đây, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội đã chọn địa phương này để tổ chức tập huấn về công tác phòng-chống ma túy và quản lý người nghiện ma túy.
 Tập huấn về công tác phòng-chống ma túy và quản lý người nghiện ma túy cho cán bộ các xã, thị trấn ở huyện Ia Grai.  Ảnh: Đinh Yến
Tập huấn về công tác phòng-chống ma túy và quản lý người nghiện ma túy cho cán bộ các xã, thị trấn ở huyện Ia Grai. Ảnh: Đinh Yến
Tại lớp tập huấn, ông Cao Minh Quyết-Trưởng Công an thị trấn Ia Kha-cho biết: Công tác cai nghiện tại cộng đồng trên địa bàn thị trấn mới chỉ dừng lại ở khâu tuyên truyền, vận động, khám sức khỏe và lập hồ sơ quản lý, theo dõi là chủ yếu do chưa có cơ sở điều trị. Nghị định 94/2010/NĐ-CP ngày 9-9-2010 của Chính phủ quy định, trường hợp không có cơ sở vật chất để tổ chức điều trị cắt cơn thì Chủ tịch UBND cấp xã đề nghị Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định xây dựng cơ sở phù hợp với nhu cầu, khả năng của địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng cơ sở điều trị cắt cơn của địa phương là vấn đề nan giải do thiếu kinh phí. Việc điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng theo quy định cũng phải do bác sĩ được đào tạo, tập huấn chuyên môn và được Sở Y tế cấp chứng chỉ; áp dụng đúng bài thuốc, phác đồ điều trị cắt cơn cai nghiện ma túy do Bộ Y tế ban hành. Thế nhưng, trên địa bàn huyện đến nay chưa có bác sĩ nào được tập huấn về công tác này.
“Năm 2016, thị trấn đã thành lập tổ công tác cai nghiện ma túy tại cộng đồng nhưng để giúp người nghiện cắt cơn, tự cai nghiện tại gia đình, cộng đồng rất khó. Đơn giản như việc triệu tập các đối tượng này cũng đã khó lắm rồi. Đó là chưa kể, thuốc điều trị cắt cơn và cai nghiện đến nay vẫn chưa được hỗ trợ. Trên địa bàn thị trấn có đến gần 100 người liên quan đến ma túy, tổ công tác cai nghiện ma túy đã tiến hành lập hồ sơ 30 trường hợp và đề nghị ra quyết định cai nghiện bắt buộc tại gia đình, cộng đồng. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, chưa có trường hợp nào cai nghiện thành công”-ông Quyết thông tin.
Thời gian qua, hình thức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng cũng được nhiều gia đình có người nghiện ở xã Ia Hrung lựa chọn nhưng hiệu quả mang lại chưa như mong muốn. Xã Ia Hrung hiện có 29 đối tượng liên quan đến ma túy, trong đó có 2 người cai nghiện tại cộng đồng, còn lại là cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện và đi nơi khác sinh sống. “Tuy nhiên, việc tổ chức cai nghiện lâu dài vẫn là một vấn đề khó bởi chi phí để mua thuốc điều trị  “quá sức” với hoàn cảnh gia đình của những người này”-ông Phạm Văn Phúc-Phó Trưởng Công an xã Ia Hrung-cho biết.
Nhiều khó khăn, vướng mắc
“Các thành viên của tổ công tác cai nghiện thị trấn Ia Kha chủ yếu hoạt động kiêm nhiệm nên việc bố trí thời gian cũng như triển khai các hoạt động chuyên môn, nhất là các hoạt động liên quan đến quản lý, tư vấn cho người cai nghiện, tổ chức điều trị cắt cơn, giải độc còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Mặt khác, quá trình rà soát, thống kê, tập hợp số liệu người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do người nghiện không có nơi cư trú ổn định, thường vắng mặt tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nhất là các đối tượng thường đi làm ăn xa gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý. Kinh phí hoạt động cho tổ công tác cai nghiện cũng không được bố trí. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang-thiết bị phục vụ cai nghiện tại gia đình và cộng đồng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức”-ông Cao Minh Quyết nhấn mạnh thêm.
Ngoài những vướng mắc, bất cập nêu trên, theo ông Phạm Văn Phúc: “Việc kỳ thị xa lánh của cộng đồng đối với người nghiện ma túy trên địa bàn cũng gây nhiều khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động. Cùng với đó, người nghiện thường hoạt động lén lút, né tránh nên việc tập hợp họ để lập hồ sơ rất khó”.
Theo ông Trịnh Cầm Ân-cán bộ Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội): “Sau nhiều năm chăm sóc sức khỏe cho người nghiện ma túy, tôi thấy họ ngày càng trẻ hóa. Hiện nay, tình trạng nghiện heroin giảm rõ rệt nhưng số người sử dụng ma túy tổng hợp, nhất là nghiện cỏ Mỹ lại tăng chóng mặt. Khi đã nghiện ma túy thì dẫn đến rối loạn tâm thần, biến đổi nhân cách, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và có thể dẫn đến cái chết”.
Nghị định 94 của Chính phủ đã quy định chi tiết trách nhiệm của các cơ quan, ban, ngành, chính quyền, đoàn thể các cấp, nhất là xã, phường, thị trấn trong việc chủ động giúp đỡ người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; tạo việc làm, hỗ trợ vốn sau cai nghiện để họ phát triển kinh tế nhằm từng bước ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và phòng-chống tái nghiện. Vì vậy, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, ông Nguyễn Văn Hải-Trưởng phòng Phòng-chống tệ nạn xã hội (Sở Lao động-Thương binh và Xã hội) cho rằng: “Rất cần sự tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá, quan tâm hỗ trợ vật chất, kinh phí của chính quyền địa phương. Đồng thời, phát huy hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội, đoàn thể và người dân tại nơi cư trú trong việc vận động người nghiện và gia đình chủ động khai báo và đăng ký các hình thức cai nghiện phù hợp”.
Đinh Yến

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.