Tiềm ẩn nguy cơ bệnh phong

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 9 bệnh nhân phong mới, tăng 7 bệnh nhân so với cùng kỳ năm 2017. Công tác khám phát hiện tại các xã trọng điểm có tỷ lệ lưu hành bệnh phong cao của 5 huyện cho thấy, bệnh phong có thể quay trở lại nếu ngành Y tế và các địa phương không có giải pháp căn cơ.

 Khám sàng lọc bệnh phong tại xã Ia Din, huyện Đức Cơ. Ảnh: N.N
Khám sàng lọc bệnh phong tại xã Ia Din, huyện Đức Cơ. Ảnh: N.N

Toàn tỉnh hiện đang quản lý và điều trị 625 bệnh nhân phong. Nhằm nâng cao kiến thức cho cán bộ chuyên trách cơ sở và người dân về phòng-chống bệnh phong, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh đã tổ chức 19 lớp tập huấn cho 590 lượt người; 17 buổi tuyên truyền kiến thức về bệnh phong; cấp phát tờ rơi, tranh ảnh, tờ gấp tuyên truyền và cấp 6.200 phiếu khám sàng lọc bệnh phong cho người dân ở các vùng trọng điểm về bệnh phong trên địa bàn tỉnh... Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nên ý thức về bệnh phong của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Trong số 9 bệnh nhân phong phát hiện thì chỉ có 6 bệnh nhân tự đến khám tại Trung tâm, 3 bệnh nhân còn lại phát hiện qua công tác khám sàng lọc tại cơ sở.

Thạc sĩ Bùi Ngọc Dũng-Trưởng khoa Da liễu (Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh) cho biết: “Đa số bệnh nhân phong sinh sống ở các xã vùng sâu, vùng xa. Địa bàn rộng lớn, giao thông đi lại khó khăn, thời tiết không thuận lợi nên đã ảnh hưởng nhiều đến công tác khám phát hiện cũng như quản lý bệnh nhân. Số cán bộ y tế chuyên trách bệnh phong tuyến xã thường không ổn định, chuyên môn còn yếu cũng dẫn đến kết quả phòng-chống phong chưa bền vững. Tỷ lệ phát hiện, tình hình dịch tễ bệnh phong ở một số huyện, xã trọng điểm (10 huyện, 30 xã) trên địa bàn tỉnh chưa tốt. Một số xã dịch tễ bệnh phong trước đây ổn định nhưng nay không đảm bảo”.

 



Vi khuẩn phong tăng sinh rất chậm trong cơ thể, do đó bệnh xuất hiện rất chậm. Thời gian ủ bệnh kéo dài vài năm, có khi cả 10 năm. Dấu hiệu sớm nhất của bệnh phong là những vết biến màu trên da, không còn cảm giác nóng, lạnh và đau. Vết trên da có thể chỉ lốm đốm dăm ba chỗ và chứa rất ít vi khuẩn nhưng cũng có thể xuất hiện trên khắp cơ thể và đầy những vi khuẩn. Có nhiều u cục ở dây thần kinh ngoại vi, gần khớp xương như cổ tay, khuỷu tay, đầu gối. Các cục này có thể sờ thấy qua da và hơi đau…  Mọi người nên nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh phong để chữa khỏi bệnh hoàn toàn, tránh được các nguy cơ biến chứng nguy hiểm.
 

10 năm trở lại đây, xã Ia Din (huyện Đức Cơ) không phát hiện bệnh nhân phong mới nào. Tuy nhiên, từ đầu năm nay, tại xã đã phát hiện 1 bệnh nhân phong mới. Bệnh nhân này tự đến Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh khám nên mới phát hiện bệnh. Bác sĩ Lê Thanh Nhàn (Khoa Da liễu, Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh) cho biết: “Phải qua khám và làm các xét nghiệm cần thiết thì mới xác định bệnh nhân mắc bệnh. Hiện bệnh nhân này đang được Trung tâm quản lý và điều trị theo đúng phác đồ. Điều may mắn là nhờ phát hiện sớm, kịp thời nên không để lại di chứng tàn tật. Bệnh nhân sẽ được điều trị bằng thuốc trong 6 tháng và sau đó giám sát thêm 3 năm, nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị thì sẽ khỏi hoàn toàn”.

Đó cũng là lý do mà Khoa Da liễu (Trung tâm Phòng-chống bệnh xã hội tỉnh) tổ chức đợt khám sàng lọc tại 2 xã Ia Din và Ia Dom (huyện Đức Cơ) vào đầu tháng 7-2018. Trước khi triển khai khám, Trung tâm đã phối hợp với 2 Trạm Y tế xã phát phiếu khám sàng lọc bệnh phong cho người dân. Qua khám cho 132 người dân tại 2 xã, trong đó ưu tiên khám cho đối tượng có tiếp xúc với bệnh nhân phong (người nhà bệnh phong), đoàn chưa phát hiện thêm bệnh nhân phong mới nào. Tuy nhiên, thời gian tới, công tác giám sát, khám sàng lọc sẽ được tăng cường tại địa bàn huyện Đức Cơ.

Cuối năm 2015, tỉnh ta đã công bố loại trừ bệnh phong trên quy mô cấp tỉnh và hiện đang phấn đấu tiếp tục loại trừ bệnh phong trên quy mô cấp huyện và tiến tới thanh toán bệnh phong. Ông Nguyễn Văn Đồng-Giám đốc Trung tâm Phòng-chống Bệnh xã hội tỉnh-thông tin: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục ưu tiên công tác khám phát hiện bệnh nhân phong mới; tăng cường công tác khám tiếp xúc mở rộng, khám cụm dân cư, khám tiếp xúc nơi có bệnh nhân phong mới phát hiện ở các xã, huyện trọng điểm: Kông Chro, Đức Cơ, Krông Pa, Đak Đoa, Ia Grai, Mang Yang. Tiếp tục tăng cường truyền thông giáo dục về bệnh phong; tập huấn và đào tạo lại, củng cố mạng lưới cán bộ phòng-chống phong tuyến huyện, xã, đặc biệt là các xã trọng điểm có tình hình dịch tễ bệnh phong không ổn định. Tiếp tục triển khai thực hiện dự án “Phục hồi lồng ghép cho người khuyết tật do phong và trong điều kiện cho phép, bao gồm cả người khuyết tật do các nguyên nhân khác” giai đoạn 2018-2020 để hỗ trợ họ tiếp cận tốt hơn tới các dịch vụ chăm sóc y tế,  phục hồi sức khỏe”. 

Như Nguyện

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.