Môn Văn hấp dẫn với sứ mệnh "đánh thức tiềm lực"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sáng nay 25-6, cùng hơn 900.000 thí sinh của cả nước, hơn 12.000 thí sinh của Gia Lai cũng chính thức bước vào Kỳ thi THPT Quốc gia 2018 với môn thi đầu tiên là Ngữ văn. Đề thi môn Ngữ văn đã tạo được sự thích thú, hấp dẫn với câu nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân.
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo động viên tinh thần thí sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh ngay trước giờ thi. Ảnh: Nguyễn Giang
Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo động viên tinh thần thí sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh ngay trước giờ thi. Ảnh: Nguyễn Giang
Tiết trời trong buổi sáng diễn ra môn thi đầu tiên khá mát mẻ, dễ chịu đã góp phần tạo tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng cho các thí sinh trước khi bước vào phòng thi. Theo ghi nhận của các phóng viên, tại 37 điểm thi trong toàn tỉnh không có thí sinh đến muộn, đi trễ giờ. Mọi người đều chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho ngày thi đầu tiên với mong muốn “đầu xuôi đuôi lọt”. 
9 9 Thí sinh dự thi môn Ngữ văn tại điểm thi Trường THPT Pleiku. Ảnh: Nguyễn Giang
Thí sinh dự thi môn Ngữ văn tại điểm thi Trường THPT Pleiku. Ảnh: Nguyễn Giang
Ngữ văn là môn duy nhất thi bằng hình thức tự luận với thời gian 120 phút. Ngay sau khi các thí sinh vào phòng thi, khu vực trước cổng các điểm dự thi được lực lượng an ninh đảm bảo trật tự. Các đội tiếp sức mùa thi nhanh chóng ổn định chỗ ngồi, nước uống cho phụ huynh của thí sinh trong suốt thời gian thi. Đúng 7 giờ 35 phút, tiếng trống vang lên báo hiệu bắt đầu thời gian làm bài. Nếu bên trong, các thí sinh “căng não”, tập trung hết sức cho bài thi thì bên ngoài, các bậc phụ huynh cũng lo lắng không kém. Ngồi chờ con tại điểm thi Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku), anh Nguyễn Văn Biên (44 tuổi, thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) bày tỏ: “Là bậc cha mẹ, chúng tôi đã sớm định hướng cho con việc học tập là việc lâu dài. Vì thế, để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng này, cháu cũng đã ôn tập, củng cố kiến thức khá kỹ càng. Trước ngày thi, chúng tôi cũng nhắc nhở cháu nên ôn tập thả lỏng, thư giãn, tránh quá căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng tới ngày thi. Dù vậy, bây giờ khi cháu bắt đầu với môn thi đầu tiên, tôi vẫn cảm thấy rất hồi hộp, mong rằng cháu sẽ phát huy hết khả năng của mình”.
8 Phụ huynh mong ngóng các thí sinh sau môn thi đầu tiên. Ảnh: Phương Linh
Phụ huynh mong ngóng các thí sinh sau môn thi đầu tiên. Ảnh: Phương Linh
Khi tiếng trống báo hết giờ làm bài, các thí sinh bước ra khỏi phòng thi với tâm trạng khá thoải mái, phấn khởi. Thí sinh Trần Ngọc Thành-điểm thi Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Pleiku) chia sẻ: “Mặc dù học nghiêng về khối tự nhiên nhưng em thấy đề Ngữ văn khá nhẹ nhàng. Nội dung của đề thi đều nằm trong chương trình học và chúng em cũng đã được thầy cô ôn tập khá kỹ càng”. 
Các thí sinh thoải mái sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên. Ảnh: Phương Linh
Các thí sinh thoải mái sau khi hoàn thành môn thi đầu tiên. Ảnh: Phương Linh
Điểm đặc biệt của đề thi môn Ngữ văn năm nay chính là sự liên kết giữa phần đọc hiểu đoạn trích trong “Đánh thức tiềm lực”, Ánh trăng-Cát trắng-Mẹ và em của Nguyễn Duy với phần nghị luận xã hội trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Em Trương Nguyễn Trung Hiếu-điểm thi Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) khá thoải mái sau khi hoàn thành bài thi đầu tiên. Hiếu cho hay: “Em rất thích câu nghị luận xã hội về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân. Với đề nghị luận này, em cho rằng việc đánh thức tiềm lực đất nước là rất quan trọng, trong đó mỗi cá nhân phải có trách nhiệm nâng cao kiến thức, kỹ năng của bản thân để góp sức mình vào bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Cùng với đó là việc phát hiện, chiêu mộ và tạo điều kiện để những nhân tài của đất nước được phát huy khả năng”. 
Nhận xét về đề thi môn Ngữ văn, em Nguyễn Thị Thúy Ngân-điểm thi Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) cho biết: “Em thấy đề Ngữ văn năm nay dễ phân loại học sinh. Nghị luận về hai tác phẩm văn xuôi yêu cầu thí sinh phải nắm chắc văn bản, thuộc dẫn chứng và vận dụng hợp lý. Em dự định sẽ nộp vào khoa Tâm lý học-Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh nên môn Ngữ văn rất quan trọng”. Cũng khá thoải mái sau khi thi xong môn Văn, em Siu Nguyệt- điểm thi Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh (TP. Pleiku) cho biết: “Dạng đề môn Ngữ văn chúng em được ôn luyện nhiều, em làm được khoảng 90%, chỉ có câu 1 phần làm văn trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay là em làm không được hay và đủ ý cho lắm”.
Thí sinh điểm thi Trường THTP Quang Trung (thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh
Thí sinh điểm thi Trường THTP Quang Trung (thị xã An Khê). Ảnh: Ngọc Minh
Khu vực phía Đông tỉnh, thời tiết trong buổi thi đầu tiên cũng khá mát mẻ, thuận lợi. Hầu hết các thí sinh đều hoàn thành tốt bài thi của mình. Em Tô Ánh Nguyệt-điểm thi Trường THPT Quang Trung (thị xã An Khê) cho biết đề thi môn văn tương đối vừa sức. Các kiến thức đều nằm trong nội dung ôn tập. “Ngoài ra, đề thi có sự liên hệ với kiến thức của năm lớp 11 nên yêu cầu thí sinh phải nắm chắc và vận dụng linh hoạt. Em tự tin mình làm được từ 70-80%”-Ánh Nguyệt vui vẻ nói. Tại điểm thi Trường THPT Lương Thế Vinh (huyện Kbang), các thí sinh cũng hoàn thành bài thi đầu tiên với tâm trạng vui tươi, phấn khởi. Em Hoàng Thị Hoài cho biết: “Em thấy đề thi môn Ngữ văn khá vừa sức, không dễ mà cùng không quá khó. Em hoàn thành bài thi với 2 đôi giấy, em hy vọng sẽ đạt điểm 7”. 
Điểm thi Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Tú
Điểm thi Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (huyện Chư Sê). Ảnh: Nguyễn Tú
Tại huyện Chư Sê có 3 điểm thi trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 gồm Trường THPT Trường Chinh, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và Trường THCS Chu Văn An. 3 điểm thi được bố trí tại thị trấn Chư Sê cho thí sinh của 4 trường THPT trên địa bàn huyện Chư Sê. Ghi nhận trong buổi sáng đầu tiên thi môn Ngữ văn, công tác an ninh trật tự được đảm bảo. Theo nhận định của các thí sinh, đề thi năm nay vừa sức. Thí sinh Lê Minh Diệu (lớp 12A8, Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm) phấn khởi: “Em học nghiêng về các môn xã hội nên thấy đề thi môn Ngữ văn vừa sức. Đề có sự phân hóa cao. Đề thi có câu nghị luận xã hội nói về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước của mỗi người trong cuộc hiện nay, em rất thích câu này vì phù hợp với thực tiễn đời sống”.
Kết thúc môn thi Ngữ văn tại điểm thi Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai), nhiều thí sinh rời điểm thi với tâm trạng phấn khởi. Ảnh: Lê Hòa
Kết thúc môn thi Ngữ văn tại điểm thi Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (huyện Ia Grai), nhiều thí sinh rời điểm thi với tâm trạng phấn khởi. Ảnh: Lê Hòa
Huyện Ia Grai có 3 điểm thi được tổ chức tại các trường: THPT Huỳnh Thúc Kháng (thị trấn Ia Kha), Trường THPT Phạm Văn Đồng (xã Ia Sao) và Trường THPT A Sanh (xã Krái). Hoàn tất môn thi Ngữ văn (thời gian làm bài 120 phút), đa số thí sinh tham gia dự thi tại điểm thi Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng đều tỏ ra thoải mái và hài lòng với phần làm bài của mình. Thí sinh Trần Kỷ Nguyên (học sinh lớp 12C5, Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng) cho rằng: “Dù em học thiên Ban Tự nhiên nhưng cảm thấy đề thi môn Ngữ văn không gây áp lực nhiều cho em do phạm vi nội dung ra đề đều nằm trong chương trình ôn luyện. Em ấn tượng với phần nội dung đề cập đến tiềm lực của đất nước và cách đặt vấn đề “nhận xét về cách nhìn hiện thực của hai tác giả” thông qua góc nhìn “hình ảnh đoàn tàu” và “cảnh phố huyện lúc đêm khuya” mà hai tác giả Nguyễn Minh Châu và Thạch Lam đặt ra trong hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Hai đứa trẻ”-Nguyên vui vẻ cho biết thêm. Em chia sẻ rằng, em đủ thời lượng hoàn thành bài thi, dự kiến đạt khoảng 65% yêu cầu đề thi đưa ra.
Kết thúc môn thi đầu tiên, môn Ngữ văn nhiều thí sinh tại điểm thi Trường THPT Lê Hoàn (huyện Đức Cơ) đều cho biết đề thi phù hợp với trình độ học sinh, các em đã được ôn tập và nằm trong sách giao khoa. Tại điểm thi này có thí sinh của hai trường là Trường THPT Lê Hoàng và Trung tâm Giáo dục Thường xuyên của huyện tham gia thi. 
Tin từ Hội đồng thi số 38 (Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai): Sáng 25-6, có 12.505 thí sinh dự thi môn Ngữ văn, vắng 53 thí sinh. Ở môn thi đầu tiên của Kỳ thi THPT Quốc gia 2018, không có thí sinh và cán bộ coi thi vi phạm quy chế thi.

Em Rơ Ma Kiên lớp 12 B-Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Đức Cơ cho biết: “Ngay từ trước khi bước vào kỳ thi em và các bạn đã được thầy cô giáo ôn tập rất kỹ nên em khá tự tin. Với đề thi môn Văn em thấy phù hợp với kiến thức mình được học, được ôn tập, em làm được hơn 70% đề thi yêu cầu. Hi vọng những môn thi tiếp theo em sẽ làm tốt hơn". Em Ksor H’Uyên-Điểm thi Trường THPT Trần Quốc Tuấn (huyện Phú Thiện) nói: Đề thi Ngữ văn năm nay với em không quá dễ nhưng cũng không quá khó. Vì em thi khối B nên không đặt nặng điểm thi môn Văn lắm”. 
Đề thi môn Ngữ văn cũng không làm khó thí sinh hệ Giáo dục thường xuyên. Bạn Ngô Quốc Huy-Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp và Giáo dục thường xuyên thị xã An Khê (điểm thi Trường THPT Nguyễn Khuyến, thị xã An Khê) bày tỏ: “Mình chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp nên tâm lý cũng khá thoải mái. Với đề thi ngày mình hi vọng sẽ đạt được khoảng 5 điểm”. 
4 Các thí sinh ở điểm thi Trường THCS Phạm Hồng Thái hoàn thành môn thi Ngữ Văn. Ảnh: Phan Lài
Các thí sinh ở điểm thi Trường THCS Phạm Hồng Thái hoàn thành môn thi Ngữ Văn. Ảnh: Phan Lài
Tại điểm thi Trường THCS Phạm Hồng Thái (TP. Pleiku), các thí sinh tự do thi lại đại học khá yên tâm với bài thi môn Ngữ văn. Hầu hết các thí sinh cho rằng đề Ngữ văn vừa sức, dễ lấy điểm. Thí sinh Lý Nguyên Đại cho biết: “Em hoàn thành bài thi thì vừa hết thời gian. Đề thi tương đối dễ, nội dung đều nằm trong trọng tâm ôn tập nên em cũng khá hài lòng với bài thi của mình”. 
Nhìn chung, các thí sinh đã hoàn thành môn thi đầu tiên khá nhẹ nhàng. Tình hình an ninh trật tự tại các điểm thi cũng được đảm bảo. Với tinh thần thoải mái, vui vẻ, các thí sinh sẽ tiếp tục thi môn Toán học vào chiều ngày hôm nay.
1 Các bạn trong đội tiếp sức mùa thi hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh và người nhà qua đường an toàn. Ảnh: Phương Linh
Các bạn trong đội tiếp sức mùa thi hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh và người nhà qua đường an toàn. Ảnh: Phương Linh
2 Các thanh niên tình nguyện huyện Đức Cơ chuẩn bị bữa ăn miễn phí cho các thí sinh ở xa. Ảnh: Vĩnh Hoàng
 Các thanh niên tình nguyện huyện Đức Cơ chuẩn bị bữa ăn miễn phí cho các thí sinh ở xa. Ảnh: Vĩnh Hoàng
Huyện Đoàn Kbang phát cơm miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn tại điểm thi Trường Lương Thế Vinh. Ảnh: Lê Nam
Huyện Đoàn Kbang phát cơm miễn phí cho các em có hoàn cảnh khó khăn tại điểm thi Trường Lương Thế Vinh. Ảnh: Lê Nam
Thầy Đặng Văn Du (Tổ trưởng tổ Ngữ văn, Trường THPT Pleiku) nhận định đề văn năm này khó hơn và hay hơn năm trước. Thầy phân tích: “Với đề này, học sinh trung bình hoàn toàn có thể lấy điểm 5 vì phần nghị luận xã hội gắn với phần đọc hiểu khá đơn giản với các câu hỏi về thể thơ, biện pháp tu từ,... Phần làm văn tôi đánh giá rất hay khi kết hợp khéo léo kiến thức lớp 11 và 12 với hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” và “Hai đứa trẻ”. Với đề này, những thí sinh có thực lực sẽ phát huy tốt khả năng tư duy. Theo đó, đề văn giúp phân hóa thí sinh rất tốt. Tôi cho rằng, đề văn như thế này cũng sẽ các giáo viên tích cực trong việc thay đổi phương pháp dạy theo hướng phát huy năng lực học sinh”.

Nhóm PV

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.