Loại bỏ những "điểm đen" trong tuyển sinh đầu cấp!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều năm qua, công tác tuyển sinh đầu cấp phổ thông (lớp 1, lớp 6, lớp 10) ở các địa phương trong cả nước không có những biến động lớn, vẫn duy trì 2 hình thức là xét tuyển và thi tuyển. Ở những tỉnh, thành phố lớn có dân số tăng cơ học cao như: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, việc tuyển sinh đầu cấp có vất vả hơn vì số học sinh luôn biến động theo từng năm khiến các trường công lập thiếu chủ động, lúng túng trong việc tiếp nhận, sắp xếp số học sinh dôi dư, nhất là các trường điểm, trường có “thương hiệu”…
 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nếu như mọi việc diễn ra minh bạch, đúng với quy chế tuyển sinh mà các cấp quản lý ngành Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn thì không có những vụ lùm xùm, tiêu cực xảy ra khiến nhiều trường học mất đi vẻ trong sáng của môi trường sư phạm. Trong thực tế, công tác tuyển sinh ở các đô thị thường diễn ra phức tạp hơn vùng nông thôn và nó tạo ra những điểm nghẽn hoặc “điểm đen” là do nạn chạy trường, chạy lớp. Điều này có một nguyên nhân cơ bản từ phía phụ huynh do nhận thức chưa đúng về bản chất của việc dạy và học tại các đơn vị giáo dục. Cha mẹ học sinh ở vùng nông thôn thường không có sự lựa chọn cho con em mình học trường nào, nhưng ngược lại ở vùng đô thị, nhất là các thành phố thì đa số phụ huynh có tâm lý mong muốn cho con vào học các trường tốt nhất hay trường chuyên, lớp chọn.

Vì vậy, những trường phổ thông “có danh” hoặc trường điểm thường là ưu tiên lựa chọn của các bậc phụ huynh, nhất là những gia đình thuộc diện ngoài quy chế xét tuyển (không đúng tuyến). Để vượt tuyến, nhiều gia đình đã chuẩn bị từ trước bằng cách chạy hộ khẩu thường trú cho con về khu vực có điểm trường mà mình nhắm đến hoặc chạy điểm đẹp ở các lớp dưới để xét tuyển hay sử dụng đồng tiền, dùng “thế thần” từ trên áp đặt xuống… Nói là quy chế, quy trình nhưng thực ra các trường bao giờ cũng có độ giãn nhất định. Chính điều đó đã làm nảy sinh tiêu cực trong đội ngũ giáo viên, nhất là Ban Giám hiệu, đứng đầu là Hiệu trưởng nhà trường.

Tại TP. Pleiku, ngoài Trường THPT Chuyên Hùng Vương phải thi tuyển, còn các trường xét tuyển. Ở khối THPT, phụ huynh thường nhắm đến Trường THPT Pleiku; đối với THCS thì có Trường THCS Nguyễn Du; với Tiểu học có Trường Tiểu học Chu Văn An… Ngoài việc chọn trường, phụ huynh còn chọn lớp và giáo viên cho con em mình. Sự quan tâm đó không có gì sai vì ai cũng muốn con em mình được hưởng sự giáo dục tốt nhất với niềm tin là “thầy giỏi mới có trò giỏi”.

Các chuyên gia giáo dục và các nhà giáo thâm niên cho rằng, ngoài trường chuyên được ngành ưu tiên về cơ sở vật chất, chuẩn giáo viên và được áp dụng quy chế thi tuyển đầu vào để chọn học sinh khá-giỏi, còn các trường khác ở đô thị không có độ vênh lớn về trình độ giáo viên, trang-thiết bị nên chất lượng dạy và học cũng tương đương. Chỉ một số trường điểm cấp THPT có quy chế xét tuyển những học sinh có điểm cao nên đầu vào được chọn lọc ưu ái hơn những trường bình thường khác. Một trong những vấn đề mà phụ huynh thường e ngại  là những trường thiếu nền nếp, có nhiều học sinh cá biệt thường gây ra nhiều vụ bạo lực học đường nên không cho con mình vào học. Hiện nay, các địa phương có nhiều trường THPT công lập, để tạo sự công bằng, lãnh đạo đã quy định tuyển sinh theo vùng như ở cấp Tiểu học và THCS.

Nạn chạy trường, chạy lớp khi đến mùa tuyển sinh hàng năm đã gây ra “điểm đen” trong ngành Giáo dục-Đào tạo nhiều năm qua nhưng các cấp quản lý chưa có giải pháp ngăn ngừa hiệu quả. Tất nhiên, kiểu tham nhũng bằng hình thức lót tay trong các trường học như vậy rất khó phát hiện vì giá trị vật chất không lớn đối với từng trường hợp. Dù dư luận có cho rằng, đó là những vụ tham nhũng vặt so với hàng chục, hàng trăm tỷ đồng chả thấm vào đâu nhưng xét về tính chất thì “tham nhũng giáo dục là loại tham nhũng tồi tệ nhất vì nó hủy hoại dân trí và tinh thần của dân tộc” nên bằng mọi giá phải loại bỏ những con sâu ấy ra khỏi môi trường sư phạm.

Hoàng Linh Việt

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.