Cần xác minh thông tin chính xác về hài cốt liệt sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sáng sớm 30-9, tại khu vực làng Kách (xã Ia Khươl-huyện Chư Pah) hàng chục chiếc xe taxi nối đuôi nhau xếp thành hàng dài đưa 4 gia đình thân nhân đi quy tập, cất bốc hài cốt liệt sĩ theo lời chỉ dẫn của một nhà ngoại cảm.

Rời khỏi taxi, hơn 30 người-chủ yếu là thân nhân của liệt sĩ với áo mưa, bạt, cuốc xẻng, rựa chặt cây, trái cây, bánh kẹo, nhang… tập trung tiến vào khu vực cây cối mọc rậm rạp khoảng hơn 100 mét-mà theo chỉ dẫn của nhà ngoại cảm-là nơi chôn cất 5 liệt sĩ: Trương Văn Hồng (Nghệ An), Phạm Xuân Sinh (Thái Bình), Nguyễn Quốc Hùng (Nam Định), Nguyễn Văn Nam (Vĩnh Phúc), Phạm Văn Lưu (Vĩnh Phúc). Song có điều mà chúng tôi thấy hơi lạ, 4 gia đình-không quen biết, lại ở những tỉnh thành khác nhau nhưng lại cùng tụ tập về một vị trí, trong cùng một thời điểm để quy tập hài cốt liệt sĩ (!).
 

Chiếc bi đông có khắc tên liệt sĩ Hùng. Ảnh: Phương Dung
Chiếc bi đông có khắc tên liệt sĩ Hùng. Ảnh: Phương Dung

“…Khóc không ra nước mắt”

Theo lời ông Cấn Văn Hành (thôn 2, xã Minh Hưng, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước)-người trực tiếp chỉ huy cho chiến sĩ của mình chôn cất 5 liệt sĩ trên, thì năm 1971, khi đó ông đang là trung đội trưởng, đơn vị Z6 cơ động, trực thuộc Trung ương cục miền Nam tham gia trận đánh ở Kon Tum và đang trên đường rút quân theo hướng quốc lộ 19. Khi ngang qua đây, ông và đồng đội chứng kiến 5 chiến sĩ vừa bị hy sinh trong một trận pháo nên ông đã chỉ huy anh em chôn cất các chiến sĩ bằng những mảnh tăng rồi mới tiếp tục rút quân. Cũng theo ông Hành thì lúc đó trên người các liệt sĩ không có giấy tờ tùy thân, ông chỉ kịp hỏi tên và quê quán từng người để ghi vào sổ. Và khi chôn cất thì khu vực này là rừng cây với toàn cây lớn, nhưng bây giờ đã thay đổi rất nhiều, cây lớn không còn mà cây cối thì mọc um tùm nên rất khó tìm kiếm vị trí chính xác. Cũng theo ông Hành thì ông đã đi tìm thân nhân các liệt sĩ trên và thân nhân liệt sĩ đã nhờ ông đi cùng đến huyện Chư Pah để tìm kiếm người thân.  

Về phía thân nhân gia đình liệt sĩ, họ đã tìm kiếm ở rất nhiều nghĩa trang trong cả nước nhiều năm liền nhưng đều vô vọng. Và khó có ngôn từ nào diễn tả hết niềm vui, sự xúc động của mỗi người ra sao khi họ trực tiếp nhìn thấy và cầm trên tay di vật của người anh, người cha, người chú mình. Bà Hà Thanh Nhàn (tỉnh Sơn La)-con dâu của liệt sĩ Phạm Xuân Sinh đã bật khóc khi cầm trên tay di vật của cha chồng là chiếc bi đông có khắc dòng chữ Phạm Xuân Sinh-Kb. “Tất cả những đau thương dồn nén trong suốt 43 năm qua đã khiến chúng tôi khóc không ra nước mắt. Khi ba hy sinh thì chồng tôi còn quá nhỏ nên mọi thông tin tìm kiếm đều dựa vào giấy báo tử: nhập ngũ năm 1966, đơn vị Kb và mất tại mặt trận phía Nam. Tối nào chúng tôi cũng lên mạng tìm kiếm ở tất cả các nghĩa trang liệt sĩ trên toàn quốc nhưng đều vô vọng. Sau đó, gia đình có đi tìm theo tâm linh và được biết bố mình đang nằm tại khu vực này. Khi cất bốc lên, chúng tôi tìm thấy một bình bi tông hình bầu dục màu bạc trên thân bi đông có khắc dòng chữ Phạm Xuân Sinh-Kb, cùng những mảnh vải quần và dây dù. Nếu không có kỷ vật ghi một số thông tin trùng với giấy báo tử thì chúng tôi cũng chưa hoàn toàn tin…”-bà Nhàn xúc động.

Còn với ông Nguyễn Gia Cường-em ruột liệt sĩ Nguyễn Quốc Hùng cũng đã cùng thân nhân của mình lặn lội từ Hà Nội vào đây với mong muốn đưa được hài cốt anh trai về an táng tại nghĩa trang quê nhà cho tiện việc chăm sóc, hương khói. Ông Cường cho biết: Gia đình cũng có đến đơn vị D6, E88, F308-ghi trong giấy báo tử để tìm kiếm vị trí chôn cất anh Hùng nhưng không tìm được thông tin nào. Sau này có người chỉ cho chúng tôi đến tìm nhà ngoại cảm và được biết là anh Hùng được an táng ở khu vực phía trong này nhưng vị trí cụ thể thì nhà ngoại cảm phải vào đến nơi mới có thể xác định được. Khi tìm thấy di vật của anh trai là chiếc bi đông có dòng chữ nổi bằng tiếng Anh và tên Nguyễn Quốc Hùng-D6E88 mọi người đã vỡ òa niềm hạnh phúc…
 

Các bi đông có khắc tên liệt sĩ. Ảnh: Phương Dung
Các bi đông có khắc tên liệt sĩ. Ảnh: Phương Dung

“Chưa có căn cứ để xác định hài cốt”

Sau bao năm tìm kiếm, họ-những thân nhân liệt sĩ được ôm vào lòng  những di vật của người thân mình-cảm xúc ấy thật khó diễn tả bằng lời. Tuy nhiên, có những điều trùng hợp đến kỳ lạ: Trong 4 ngôi mộ được cất bốc trong ngày 30-9 (còn một hài cốt chưa được cất bốc vì không có người nhà đi cùng) thì có 3 ngôi mộ tìm thấy di vật là bi đông có khắc tên liệt sĩ (một ngôi mộ không tìm thấy tên nhưng có lọ thuốc và một vài mảnh tăng). Hơn nữa, ngoài những di vật đã tìm kiếm được như bi đông, mảnh tăng, lọ thuốc thì tịnh không tìm thấy mẩu xương, chiếc răng hay sợi tóc nào còn sót lại của liệt sĩ… Mà theo một số chuyên gia thì có những bộ phận trên cơ thể con người như: răng, tóc… rất khó phân hủy theo thời gian…

Hơn nữa, theo lời ông Cấn Văn Hành thì các liệt sĩ đã được ông chôn cất vào tháng 7-1971 và hy sinh trong một trận pháo, song trong giấy báo tử của mỗi liệt sĩ lại ghi năm hy sinh, nơi an táng không giống nhau: liệt sĩ Trương Văn Hồng, đơn vị Trung đoàn 320, hy sinh năm 1966 và nơi an táng là Nghĩa trang viện 2; liệt sĩ Nguyễn Quốc Hùng, đơn vị D6E88, hy sinh năm 1972, tại phía Nam Quân khu 4 và được mai táng tại nghĩa trang đơn vị; liệt sĩ Phạm Xuân Sinh hy sinh năm 1970… Chưa hết, ông Hành cho chúng tôi biết khi chôn cất, trên người các liệt sỹ không có giấy tờ tùy thân nên ông chỉ kịp hỏi tên, quê quán từng người nhưng khi chúng tôi hỏi ông: Bác đã hỏi ai? thì ông Hành trả lời là hỏi chính những người trong đơn vị của các liệt sĩ. Vậy tại sao đồng đội trong đơn vị của các liệt sĩ không chôn cất mà phải nhờ đến ông Hành chỉ đạo lính của đơn vị mình (!?)… Có mặt tại buổi tìm kiếm, quy tập hài cốt của thân nhân gia đình, Đại tá Nguyễn Hữu Lợi-Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho rằng: “Chưa có căn cứ để xác định đây là hài cốt của các liệt sĩ!”.
 

Khu vực quy tập mộ liệt sĩ! Ảnh: Phương Dung
Khu vực quy tập mộ liệt sĩ. Ảnh: Phương Dung

…Việc cung cấp thông tin về liệt sĩ, mộ liệt sĩ của các tổ chức, cá nhân hiện nay là điều rất đáng quý và mong muốn tìm kiếm được hài cốt liệt sĩ của thân nhân là điều mà ai cũng trân trọng… tuy nhiên, theo công văn mới nhất của Cục Chính sách-Tổng cục Chính trị gửi Cục Chính trị Quân khu IV, V và VII thì từ tháng 1-2013 đến nay, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam chi nhánh các tỉnh: Quảng Trị, Đak Lak, Bình Phước đã cung cấp thông tin về mộ liệt sĩ của các nhà ngoại cảm cho các địa phương và đề nghị tổ chức lực lượng tìm kiếm, quy tập (có cả lực lượng quân đội); kết quả tìm kiếm cho thấy không có sự xác thực và có nhiều dấu hiệu không bình thường… Do đó, Cục Chính sách-Tổng cục Chính trị đề nghị Cục Chính trị các Quân khu chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền thực hiện tốt một số nội dung về xác minh thông tin; kiểm tra, xác minh hài cốt, di vật tìm kiếm, cất bốc được… nhằm kịp thời ngăn chặn mọi hành vi lợi dụng, giả mạo, thất thiệt, làm ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm, tình cảm tri ân đối với các anh hùng liệt sĩ và tình hình xã hội ở các địa phương.

Phương Dung

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.