Gia Lai: Làm tốt công tác chăm lo cho đồng bào nghèo vui Xuân đón Tết

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhân dịp Tết Nguyên đán 2013, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam- ông Vũ Trọng Kim đã có chuyến thăm, chúc tết một số gia đình chính sách, cán bộ lão thành và người nghèo tại TP. Pleiku. Nhân dịp này, PV Báo Gia Lai điện tử đã có cuộc trao đổi với ông. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

- P.V: Thưa ông, sau nhiều năm trở lại với Pleiku, ông thấy thành phố mình hiện nay có những thay đổi gì?

Ông Vũ Trọng Kim: Thành phố Pleiku hiện nay đã thay đổi rất nhiều, bộ mặt đô thị cũng như đời sống nhân dân có rất nhiều khởi sắc. Tình hình an ninh chính trị-trật tự an toàn xã hội cơ bản được nâng cao. Đây có thể nói là thành quả rất lớn từ sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ và toàn nhân dân trong tỉnh.
 

Ông Vũ Trọng Kim trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại TP. Pleiku nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013. Ảnh: Lê Hòa
Ông Vũ Trọng Kim trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại TP. Pleiku nhân dịp Tết Quý Tỵ 2013. Ảnh: Lê Hòa

- P.V: Ông đánh giá như thế nào về công tác chuẩn bị cho nhân dân vui xuân đón Tết của địa phương?

Ông Vũ Trọng Kim: Qua những gì tôi đã nắm bắt được thì có thể thấy rằng, Gia Lai đã và đang làm rất tốt công tác chuẩn bị cho nhân dân vui Xuân đón Tết, đặc biệt là với các gia đình chính sách, đồng bào nghèo. Đây là những việc làm vô cùng có ý nghĩa, là hành động thể hiện tấm lòng tri ân, đền ơn đáp nghĩa và chúng ta phải càng ngày càng làm tốt hơn nữa tùy theo điều kiện kinh tế.

Với đồng bào nghèo, chúng ta cũng đã vận động được nhân dân cùng với chính quyền địa phương chung tay cùng giúp đỡ bà con, giúp cho họ có một cái Tết ấm áp, đủ đầy hơn cũng như tạo điều kiện để họ vươn lên trong cuộc sống. Tôi đánh giá rất cao việc chăm lo cho các đối tượng chính sách, người nghèo đón Tết của Gia Lai. Nếu như nơi nào cũng làm được như Gia Lai thì đó là một điều ưu việt cho chế độ xã hội mình.

- P.V: Vậy hiệu quả trong công tác mặt trận của Gia Lai có điểm gì nổi bật theo ông?

Ông Vũ Trọng Kim: Nói tới Gia Lai bây giờ đã khác xa hoàn toàn. Ngày tôi công tác ở đây Gia Lai chỉ mới đạt được mấy chục tỷ đồng thu ngân sách hàng năm, bây giờ đã thu đạt hàng ngàn tỷ đồng, cụ thể như năm 2012 là trên 3.500 tỷ đồng. Đây là bước tiến bộ rất lớn, nhờ đó mà ta có thể chăm lo tới các chính sách xã hội, phát triển cơ sở hạ tầng được tốt hơn. Cuộc sống của bà con các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện lên rất nhiều nhờ các cây trồng ngắn ngày, dài ngày; an ninh chính trị, trật tự xã hội được bảo đảm, cuộc sống, văn hóa của buôn làng được gìn giữ. Đây là thành quả không nhỏ.

Trong thành quả chung đó, có công của mặt trận. Nhờ có sự lãnh đạo và chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy nên chúng ta đã xây dựng được bộ mặt mới, đem lại sự thay đổi trong đời sống nhân dân về các mặt kinh tế-chính trị-xã hội-văn hóa… tạo nên sức sống mới. Đồng thời, mặt trận cũng có điều kiện để hoạt động thuận lợi hơn. Trong bối cảnh đó, vai trò của mặt trận càng phải thể hiện trách nhiệm cao hơn vì đã tốt rồi nay càng phải làm tốt hơn. Để làm tốt hơn mới khó!
 

Ông Vũ Trọng Kim thăm và chúc Tết gia đình ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Lê Hòa
Ông Vũ Trọng Kim thăm và chúc Tết gia đình ông Ngô Thành-nguyên Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai. Ảnh: Lê Hòa

- P.V: Là địa phương khá nhạy cảm cả về vấn đề dân tộc và tôn giáo, theo ông, Gia Lai cần làm những gì để củng cố, xây dựng và phát huy tốt khối đại đoàn kết?

Ông Vũ Trọng Kim: Đất nước Việt Nam đa dân tộc, đa tôn giáo. Từ lâu, dân tộc Việt Nam đã có sự cấu kết cộng đồng trên nền văn hóa chung là cội nguồn, tổ tiên. Bây giờ, chúng ta tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, gắn bó, chống thù trong giặc ngoài, đối phó với thiên tai… Chúng ta đùm bọc và trường tồn được đến ngày hôm nay là nhờ sự đoàn kết, đại đoàn kết dân tộc.

Sức mạnh của chúng ta là sức mạnh của sự đồng thuận và mặt trận phải làm sao xây dựng được điều đó. Phải xây dựng được khối đại đoàn kết vững chắc từ từng bản làng, thôn xóm, khu dân cư. Muốn chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, không có gì hơn là chúng ta phải đoàn kết, hỗ trợ, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau. Đồng bào tôn giáo dù tham gia sinh hoạt ở tôn giáo nào đều cũng có sự tôn trọng lẫn nhau và người lương cũng như người giáo. Điều này rất cần thiết để xây dựng và duy trì sự phát triển bền vững.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói chung và với Gia Lai nói riêng, muốn làm tốt chức năng, nhiệm vụ thì nhất thiết phải luôn luôn gần gũi với bà con các dân tộc, tôn giáo để lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, ý kiến đề đạt, từ đó giúp cho Đảng, chính quyền giải quyết phù hợp lợi ích của bà con, cộng đồng cũng như lợi ích chung của đất nước. Để làm được điều đó, chúng ta phải có những giải pháp cụ thể, không chung chung và phải giải quyết ở từng cộng đồng dân cư, thậm chí là từng gia đình; phải “gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với nhân dân” để cùng nhau xây dựng và phát triển. Bên cạnh đó, mỗi người dân cũng phải thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, vùng miền nào. Nhà nước có trách nhiệm với nhân dân, nhân dân cũng phải có nghĩa vụ với Nhà nước.

Mặt trận-trên cơ sở tập trung xây dựng lực lượng ở từng làng, thôn, khu phố trên tinh thần đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở địa bàn dân cư sao cho đoàn kết thực sự, tôn trọng, giúp đỡ nhau. Các vấn đề nảy sinh trong cộng đồng dân cư nên cố gắng giải quyết bằng con đường hòa giải, chủ động tự lo, tự liệu trước khi nói đến sự can thiệp của chính quyền; cùng nhau xóa đói, giảm nghèo, dạy bảo con cái tránh những ảnh hưởng từ bên ngoài tác động vào: lười lao động, thích hưởng thụ, đua đòi… trái ngược với bản sắc dân tộc mình.

- P.V: Thưa ông, với vị trí, vai trò của lực lượng thanh niên trong công tác mặt trận hiện nay, để phát huy tốt vai trò của thanh niên trong công tác mặt trận cùng các mặt công tác khác, chúng ta cần phải làm gì?

Ông Vũ Trọng Kim: Thanh niên là một lực lượng lớn trong xã hội, là lực lượng lao động có ưu thế về trình độ học vấn, nghề nghiệp, sức khỏe… so với các đối tượng khác. Chính vì thế, họ có vai trò gánh vác công việc xã hội cũng như gia đình. Đây là quy luật từ trước đến nay chứ không riêng thanh niên bây giờ.

Có thể thấy, thanh niên bây giờ có trình độ học vấn để thực hiện công việc, ước mơ của mình. Đây là ưu điểm lớn và chúng ta phải làm sao để mỗi thanh niên phát huy được ưu thế, từ đó góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vậy nên, Đoàn thanh niên phải biết vận động mọi thanh niên phải tham gia lao động, học tập, sinh hoạt. Chỉ tham gia vào tổ chức Đoàn, thanh niên mới có điều kiện cụ thể để phát huy sức mạnh.

Đoàn phải bám cơ sở, phải xây dựng từ từng tế bào cơ sở, từ chi đoàn ở các thôn, buôn, làng, từng khu dân cư. Đoàn cơ sở chính là tế bào, mà tế bào mạnh thì toàn Đoàn mới mạnh. Đoàn là vấn đề nòng cốt, hội là vấn đề rộng rãi. Hai cái đó phải hỗ trợ cho nhau, gắn bó với nhau. Muốn làm được điều đó, Đoàn phải có phương thức hoạt động sao cho mềm dẻo, phù hợp với từng điều kiện tình hình để phát huy hiệu quả tốt nhất. Khi tập hợp được thanh niên thì họ sẽ tham gia tốt các hoạt động xã hội khác.

- P.V: Cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Lê Hòa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.