Quản lý lỏng lẽo của chính quyền địa phương và lực lượng chức năng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần một tuần sau khi phát hiện vụ khai thác 51m3 gỗ tại xã Chư Krei, huyện Kông Chro, Phóng viên Báo Gia Lai có dịp quay trở lại hiện trường vụ việc. Chứng kiến cảnh tượng rừng bị xẻ thịt ngay trước “mũi” cả một bộ máy có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, quả thật không khác gì chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”...

Từ trung tâm xã Chư Krei, chỉ mất chừng 20 phút theo trục đường chính của xã, chúng tôi đến được nơi lâm tặc tập kết gần 2 m3 gỗ đã xẻ hộp chờ vận chuyển. Đó là bãi đất trống nằm bên lề đường gần làng Ha’ch Gió. Theo sự chỉ dẫn của ông Nguyễn Văn Nhất, Trưởng Công an xã Chư Krei, chúng tôi tiếp tục men theo con đường mòn giữa cánh rừng, không khó khăn để đến với hiện trường vụ khai thác gỗ trái phép, tại lô 1, khoảnh 2, tiểu khu 738, trạng thái rừng IIIA2, nơi 106 cây căm xe, cà chít với đường kính từ 30cm đến 60cm bị đốn hạ với tổng khối lượng thiệt hại lên đến 51,630m3, vì điểm khai thác chỉ cách trục đường chính chừng 300m. Tại đây, những cây căm xe, cà chít vừa bị đốn hạ nằm ngổn ngang, số mới khai thác lá chưa kịp khô, cạnh đó một số cây cũ đã bị xẻ thịt chỉ còn lại vỏ...
 

Những cây gỗ cà chít vừa mới bị đốn hạ. Ảnh: Lê Lan
Những cây gỗ cà chít vừa mới bị đốn hạ. Ảnh: Lê Anh

Quả thật, sau khi thực địa hiện trường, nhiều nghi vấn được đặt ra cho lực lượng chức năng tại đây khi để lâm tặc tự do xẻ thịt rừng. Vì ở đây chỉ có một con đường độc đạo, muốn đến điểm khai thác phải qua chốt trực của cán bộ quản lý, bảo vệ rừng của Công ty TNHH một thành viên Ia Pa ngay tại nút thắt ngã ba làng Ha’ch Gió (cách đó hơn 1km). Với một khoảng cách ngắn như vậy, trong điều kiện những âm thanh phát ra giữa rừng núi luôn có tiếng vang lớn. Vậy vì sao cán bộ phụ trách địa bàn của công ty lại không phát hiện? Hơn nữa, nếu lọt qua được điểm này, đi chừng 4km là trụ sở của UBND xã Chư Krei, nên chỉ còn cách “mọc thêm cánh” lâm tặc mới có thể đưa gỗ ra khỏi rừng. Tuy nhiên, điều đó lại xảy ra, theo phản ánh của người dân, hầu như ngày nào ở đây lâm tặc cũng dùng xe máy vận chuyển gỗ ra khỏi xã. Liệu có ai tiếp tay cho lâm tặc mặc nhiên phá rừng?

Đem nghi vấn này trao đổi với ông Trần Ngọc Anh, giám đốc Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ia Pa, ông khẳng định: “Quả thật tôi cũng thấy bất ngờ khi sự việc xảy ra, vì đến chiều 18-10 anh em báo cáo về Công ty, địa bàn không có sự việc gì xảy ra. Nếu làm việc mà không tin tưởng vào anh em cấp dưới thì không thể làm được... Sau khi cơ quan chức năng có quyết định khởi tố vụ án, chúng tôi đã tạm đình chỉ công tác địa bàn với ba cán bộ của Công ty là ông Trần Anh Quý, Trần Văn Quy, Trương Ngọc Viễn để báo cáo giải trình vụ việc, đồng thời khi cơ quan điều tra làm rõ sẽ có hình thức xử lý...”.

Ông Vũ Xuân Chức, Kiểm lâm địa bàn xã Chư Krei cho biết: “Tôi vừa mới nhận công tác địa bàn tại đây vào ngày 14-9, nhưng qua nắm tình hình ban đầu, ngày 4-10 khi ban pháp chế của huyện về làm việc với xã, tôi đã báo cáo về tình hình lâm tặc dùng xe máy, cưa vào rừng khai thác gỗ và đề xuất hướng xử lý. Tuy nhiên, trong thời gian này tôi đang tham gia vào việc giải quyết vấn đề một số hộ dân tộc Dao di cư tự do vào địa bàn nên chưa kịp triển khai thực hiện truy quét. Nhưng về phần mình, tôi cũng đã thẳng thắn viết kiểm điểm, nhận trách nhiệm với việc xảy ra trên địa bàn mình phụ trách...”.

Tìm hiểu sâu hơn, chúng tôi được biết, trước khi Chủ tịch UBND huyện Kông Chro nhận được tin báo (19-10) và triển khai đoàn liên ngành vào kiểm tra hiện trường (20-10). Ngày 18-9, ông Đinh Đơm, phó Bí thư Đảng ủy xã Chư Krei đã phát hiện tình hình và trao đổi với chủ tịch UBND xã, cùng với đó, ngày 18-9, ông Đinh Thanh và Đinh Văn Đinh, Công an viên của xã cũng phát hiện ở khu vực trên có một nhóm đối tượng khai thác gỗ, đồng thời tịch thu một máy cưa. Tuy nhiên, tất cả những tin báo đó lại không được xã báo cáo lại với UBND huyện hay phối hợp với các ban ngành liên quan để triển khai kiểm tra. Về vấn đề này ông Nguyễn Tường Khang- Chủ tịch UBND xã Chư Krei giải thích: “Quả thật có chuyện như vậy, nhưng tôi nghĩ xã có thể triển khai giải quyết được, vì từ trước đến nay, người dân xã Chư Krei có tinh thần bảo vệ rừng rất tốt. Nên tôi nghĩ chắc cũng chỉ những vụ nhỏ thôi, nên chưa báo cáo. Tôi thừa nhận sự chủ quan, lơi lỏng trong quản lý và cũng đã thẳng thắn nhận trách nhiệm, hình thức kỷ luật với huyện khi để tình trạng này xảy ra. Chúng tôi cũng đang tìm hiểu, nếu cán bộ nào của xã có hiện tượng tiêu cực sẽ xử lý nghiêm... ”.

Những người có trách nhiệm đều đưa ra cho mình một lý do để giải thích, tuy nhiên không thể phủ nhận, đã từ lâu công tác quản lý, bảo vệ rừng ở đây bị buông lỏng. Văn bản chỉ đạo, phối hợp cũng có rất nhiều, nhưng phải chăng tất cả chỉ để lưu vào hồ sơ? Trong khi đó, hình thức xử lý, kỷ luật cán bộ liên quan mới chỉ dừng lại ở mức cảnh cáo, khiển trách, luân chuyển công tác sang địa bàn khác, chưa đủ sức răng đe. Nên mới có chuyện 106 cây căm xe, cà chít ngang nhiên bị lâm tặc đốn hạ ngay trước “mũi” cả một bộ máy có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng, quả thật không khác gì chuyện “con voi chui lọt lỗ kim”.

Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.