Siết chặt công tác quản lý tài nguyên nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Trước yêu cầu bảo vệ tài nguyên nói chung, tài nguyên nước nói riêng, Báo Gia Lai online đã có cuộc trao đổi với ông PHẠM DUY DU- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường về vấn đề này.

- P.V: Ông đánh giá như thế nào về tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nói chung, tài nguyên nước nói riêng ở Gia Lai?

Ông PHẠM DUY DU: Nước là tài nguyên rất quý sau con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, điều hành, hướng dẫn khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Quy định cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn tỉnh đã được UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 56/2006/QĐ-UBND ngày 7-8-2006 là công cụ đắc lực giúp ngành quản lý tốt tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Đến nay đã cấp 300 giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, khai thác, sử dụng nước mặt, hành nghề khoan nước dưới đất, xả nước thải vào nguồn nước đã được cấp. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, hành nghề khoan nước dưới đất đã nâng cao nhận thức trong khai thác tài nguyên nước, hạn chế được những hậu quả sau này.

Một đoạn sông Ba bị ô nhiễm. Ảnh: Lê Anh
Một đoạn sông Ba bị ô nhiễm. Ảnh: Lê Anh

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn bộc lộ những yếu kém trong công tác quản lý. Đó là một số huyện, xã chính quyền ở đó còn buông lỏng quản lý; tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất không được kiểm soát; chất lượng xả thải của các nhà máy, xí nghiệp chưa được bảo đảm theo tiêu chuẩn quy định, gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Sở đang tham mưu UBND tỉnh lập quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, dự kiến cuối năm nay sẽ trình UBND tỉnh phê duyệt. Khi có quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước sẽ giúp công tác quản lý đi vào nền nếp, khoa học và sẽ có những chuyển biến tích cực.

- P.V: Thời gian qua, báo chí có đề cập một số doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng đến tài nguyên nước, vậy hướng xử lý là như thế nào?

Ông PHẠM DUY DU: Đúng vậy, việc báo chí phản ánh một số doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh làm ảnh hưởng tới tài nguyên nước, thậm chí nghiêm trọng là sự thật. Tôi muốn kể ra đây hiện tượng dòng sông Ba bị cạn kiệt, ô nhiễm môi trường nước đều bắt nguồn từ việc một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khai thác, sử dụng tài nguyên và xả nước thải vào nguồn nước. Thủy điện An Khê- Ka Nak nằm ở thượng lưu sông Ba và là thủy điện thứ 2 trong tỉnh chuyển đổi dòng chảy từ sông Ba sang sông Kôn thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định (thủy điện Vĩnh Sơn đã chuyển một phần nước của lưu vực sông Ba tại huyện Kbang về huyện Vĩnh Thạnh, Bình Định). Công trình thủy điện này do Ban Quản lý Thủy điện 7 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư.

Trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ dự án công trình thủy điện An Khê- Ka Nak cam kết duy trì dòng chảy trên sông Ba dưới đập An Khê là 4 m3/s (44 triệu m3/năm). Trong khi đó, theo số liệu thống kê nhiều năm về khí tượng thủy văn của vùng thì, tại tuyến Ka Nak dòng chảy kiệt là 7,19 m3/s, tại tuyến An Khê là 10,7 m3/s. Thực tế hiện nay, sau khi thủy điện An Khê- Ka Nak chặn dòng, dòng chảy ở hạ lưu sau tuyến đập có dấu hiệu suy giảm nghiêm trọng, nhiều đoạn sông bị khô kiệt, đe dọa môi trường sinh thái trong vùng, thậm chí có nơi không còn nước để bảo đảm hoạt động của các nhà máy, xí nghiệp và phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và dân sinh...

Các nhà máy chế biến nông sản, sản xuất đường… xả ra môi trường một lượng nước thải khá lớn, chưa được xử lý triệt để làm ô nhiễm môi trường nước sông Ba, đặc biệt là Nhà máy Đường An Khê. Nhiều lần thanh- kiểm tra thấy rằng, hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chưa được đầu tư đúng mức. Các chỉ tiêu phân tích mẫu nước thải hầu hết vượt quy chuẩn Việt Nam hiện hành, trong đó chỉ tiêu BOD5 và COD vượt rất cao.

Bên cạnh đó, trên hai bờ suối Vối, suối Đá Bàn, nước thải từ các lò sản xuất tinh bột mì thủ công cũng góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm sông Ba.

Để xử lý, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm công bố dòng chảy tối thiểu cho từng đoạn sông của sông Ba. Mặt khác, Thanh tra Sở phối hợp với Chi cục Bảo vệ Môi trường, UBND các huyện liên quan kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, đề xuất UBND tỉnh xử phạt hành chính và có biện pháp khắc phục hậu quả.


- P.V: Để quản lý, khai thác, sử dụng tốt tài nguyên nước, chúng ta cần làm gì, thưa ông?

Ông PHẠM DUY DU: Theo tôi, nên hướng tới một số vấn đề như: Lập quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước thật tốt, làm cơ sở khoa học cho công tác cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước; ưu tiên và có chính sách thỏa đáng cho các nhà đầu tư khi đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp theo cơ chế “Phát triển xanh”; các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, phát triển ngành phải được tính toán, lồng ghép với các yếu tố của biến đổi khí hậu; làm tốt công tác dự báo, cảnh báo giúp các nhà hoạch định chiến lược có tầm nhìn xa hơn; đề cao vai trò công tác thanh- kiểm tra, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm luật định, không bao che, né tránh; củng cố đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nhất là ở cấp huyện, xã; hiện nay lực lượng này còn yếu và thiếu.

- P.V: Xin cảm ơn ông!

Thất Sơn

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.