Bài 1: Mái ấm nghĩa tình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ở nơi đó, có những phận người bất hạnh đang nương tựa vào nhau cùng vượt qua nỗi đau của thể xác, tâm hồn, sự mặc cảm của bản thân để hướng tới một tương lai tươi sáng. Tiếp sức cho họ là sự sẻ chia của những tấm lòng nhân ái trong cộng đồng xã hội. Dưới mái ấm nghĩa tình, họ đã tìm lại được sự đầm ấm của gia đình…

Mái ấm chung ấy là Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh (TTBTXHTHT) địa chỉ tổ 1, phường Yên Thế, TP. Pleiku-nơi đang cưu mang 96 trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, tàn tật, tâm thần nhẹ và 38 cụ già neo đơn, tàn tật, không nơi nương tựa.

Một góc Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Ảnh: Đức Thụy
Một góc Trung tâm Bảo trợ Xã hội Tổng hợp tỉnh. Ảnh: Đức Thụy

Tôi đã gặp và trò chuyện với các em, các cụ ở TTBTXHTHT và chợt nhận thấy ở họ có nhiều điểm chung; từ những nỗi bất hạnh của hoàn cảnh đến cái mặc cảm tự ti khi ai đó nhắc đến gia đình và những đôi mắt chỉ chực ầng ậc nước khi có người hỏi han, chia sẻ. Và ở đấy ngay cả trẻ em, người già cũng rất hiếm hoi nụ cười. Những ánh mắt sao giống nhau đến lạ khi ẩn chứa trong ấy nỗi buồn thầm kín khó diễn tả thành lời.

Không hẹn mà họ gặp được sự chở che, cưu mang dưới một mái ấm chung. Nhiều người chia sẻ, nếu không vào đây họ cũng chẳng biết đời mình rồi sẽ trôi về đâu. Ở đó, họ đã tìm lại được cảm giác đầm ấm của gia đình, sự chia sẻ, đồng cảm của những con người dù không ruột rà thân thích nhưng sao mà thân thương đến thế. Những đứa trẻ mồ côi, thiếu vắng tình cảm của cha mẹ nay đã thêm lần nữa cất tiếng gọi… mẹ ơi.

Ở nơi ấy, những nỗi buồn dần trôi qua và niềm vui đang trở lại…

Tính đến nay, TTBTXHTHT cũng đã gần 16 năm thành lập theo Quyết định số 808/QĐ-UB ngày 29-7-1996 của UBND tỉnh Gia Lai. Nhiệm vụ của Trung tâm là quản lý, giáo dục, đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề, tạo công ăn việc làm ổn định cho đối tượng là trẻ mồ côi không nơi nương tựa; người già cô đơn, người tàn tật còn một phần khả năng lao động để họ có cuộc sống ổn định, hạnh phúc, hòa nhập với cộng đồng, xây dựng cuộc sống. Đến tháng 11-2003, thực hiện Quyết định số 113/2003/QĐ-UB của UBND tỉnh Gia Lai về việc ban hành đề án thực hiện chính sách đối với người lang thang xin ăn trên địa bàn, Trung tâm tiếp nhận đối tượng này vào nuôi dưỡng và phân loại đưa về địa phương để quản lý.

Năm 1997, Trung tâm được đầu tư  xây dựng 5 ngôi nhà cho trẻ em mồ côi, đến tháng 10-1997, đưa vào sử dụng và nhận trẻ từ Trung tâm Trẻ mồ côi TP. Pleiku và các huyện về nuôi dưỡng. Đến năm 1998, Trung tâm được đầu tư xây dựng thêm khu người già cô đơn, xưởng trường, nhà ăn... Từ ngày thành lập đến nay, được sự quan tâm của các cấp, các ngành trong tỉnh, sự tiếp sức của cộng đồng và xã hội, TTBTXHTHT đã tiếp nhận, quản lý và nuôi dưỡng 740 đối tượng, trong đó có 213 trẻ em mồ côi và tàn tật; 101 lượt cụ già cô đơn, 426 lượt người lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đã có 566 người tái hòa nhập cộng đồng. Những phận đời bất hạnh tề tựu về đây dù không cùng ruột thịt nhưng chung một mái nhà và bắt đầu một cuộc sống mới, cởi mở, chia sẻ và đồng cảm hơn.

Ông Lê Văn Thành- Giám đốc TTBTXHTHT cho biết: Đối tượng trẻ mồ côi về Trung tâm hầu hết là con em đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa với tình trạng bệnh tật, suy dinh dưỡng nặng. Các cháu lại chưa thông thạo tiếng Kinh, tập quán sinh hoạt chưa quen nên nhận thức, tiếp thu trong học tập còn hạn chế… Số cụ già hầu hết mắc bệnh mãn tính, khó khăn trong việc chăm sóc. Hơn nữa các cụ lại mỗi người một tính nết, ít va chạm với cuộc sống tập thể nên việc giải quyết các bất đồng trong sinh hoạt là việc làm thường xuyên của cán bộ viên chức ở TTBTXHTHT. Đó là những va chạm lúc đầu chứ khi đã quen, đã cảm mến và hiểu hoàn cảnh của nhau thì họ lại thân thiết như người trong một nhà.  

Đối với cán bộ, viên chức thì việc làm của họ ở Trung tâm không đơn thuần chỉ là trách nhiệm mà còn là tình thương, sự chia sẻ và đùm bọc những phận người, phận đời bất hạnh. Có chị còn hy sinh cả hạnh phúc của bản thân để toàn tâm toàn ý với công việc.

Nơi ấy, niềm vui đã trở lại, nhưng cũng có những nỗi buồn sâu thẳm tận tâm can…

Như Nguyện
 

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.