Quyết tâm xây dựng huyện Phú Thiện phát triển toàn diện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- L.T.S: Trước thềm Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Phú Thiện lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2015-2020), P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn đồng chí ĐỖ NGỌC THÀNH-Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy về những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ 2010-2015 và những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy trong nhiệm kỳ đến.

* P.V: Xin đồng chí cho biết những kết quả nổi bật trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ qua?

- Đồng chí Đỗ Ngọc Thành: Trong nhiệm kỳ 2010-2015, được sự quan tâm lãnh đạo, đầu tư của tỉnh; sự đoàn kết, quyết tâm của đảng bộ, quân và dân các dân tộc huyện nhà nên việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh và xây dựng hệ thống chính trị đều đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội khóa XVII đề ra.

Theo đó, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá và đạt được những kết quả quan trọng. Đến cuối năm 2015, tổng giá trị sản xuất ước đạt 878,994 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2010, tăng bình quân 11%/năm, vượt 0,35% so với Nghị quyết Đại hội khóa XVII. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 309,17 tỷ đồng, tăng 4,9% so với Nghị quyết Đại hội khóa XVII và tăng 49% so với năm 2010; công nghiệp-xây dựng tiếp tục tăng trưởng khá qua từng năm, đến cuối năm 2015 ước đạt khoảng 250,04 tỷ đồng, tăng 7,85% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVII và tăng 62,97% so với thực hiện năm 2010 (giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng ước đạt 390 tỷ đồng); thương mại-dịch vụ phát triển nhanh và đa dạng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân. Tổng giá trị hàng hóa và doanh thu dịch vụ của năm 2015 ước đạt 319,78 tỷ đồng, tăng 32,14% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XVII và tăng 126,52% so với năm 2010; thu ngân sách tăng bình quân 12,46%/năm, chi ngân sách luôn đảm bảo theo quy định và ngày càng chặt chẽ hơn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của huyện.

Lĩnh vực văn hóa-xã hội được quan tâm thực hiện và tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Sự nghiệp giáo dục-đào tạo không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng; đến nay toàn huyện có 43 trường học ở 4 bậc học với hơn 17.000 học sinh, tăng 9 trường so với năm 2010, trong đó có 3 trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, chiếm 7,5%. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, nhất là các đối tượng thuộc diện chính sách và người nghèo được quan tâm thực hiện; Bệnh viện huyện được nâng cấp lên 65 giường bệnh, có 6/10 trạm y tế xã, thị trấn có bác sĩ, đạt 60% (tăng 20% so với mục tiêu Đại hội khóa XVII). Tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm, từ 26,58% năm 2010 dự kiến giảm xuống còn 13% vào cuối năm 2015. Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông tiếp tục có bước phát triển và đạt được những kết quả tích cực.

Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với “thế trận lòng dân” ngày càng được củng cố vững chắc; công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ được tổ chức thực hiện có chất lượng, giao quân hàng năm luôn đạt 100% chỉ tiêu. Tình hình an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững sự ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo; thế trận an ninh nhân dân được xây dựng và phát triển rộng khắp; chủ động phát hiện, đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bọn phản động, lôi kéo người dân tộc thiểu số vượt biên, nhất là đã xóa bỏ được tà đạo “Bơ khắp brâu”. Công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện kịp thời, theo đúng quy định pháp luật. Công tác phòng-chống tham nhũng được quan tâm chỉ đạo quyết liệt và đã đạt được những kết quả ban đầu khá tích cực.

Việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngày càng hiệu quả hơn. Vai trò của MTTQ và các đoàn thể tiếp tục được phát huy, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Công tác xây dựng chính quyền từ huyện đến cơ sở được quan tâm; thường xuyên củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành. Hoạt động của HĐND được đổi mới cả về nội dung và phương thức hoạt động, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật. Công tác quản lý, điều hành của UBND từ huyện đến cơ sở có đổi mới; hiệu lực, hiệu quả được nâng lên; cải cách hành chính đã có nhiều chuyển biến tích cực; sự phối hợp giữa chính quyền với mặt trận và đoàn thể các cấp đã có sự chủ động hơn, tích cực hơn.

Công tác xây dựng Đảng được coi trọng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng tiếp tục được nâng lên, sự lãnh đạo của tổ chức đảng ngày càng sâu sắc, chặt chẽ hơn; công tác cán bộ được thực hiện nghiêm túc theo đúng quy trình, quy định; trong nhiệm kỳ đã kết nạp được 676 đảng viên mới, bằng 47,5% tổng số đảng viên đầu nhiệm kỳ, bình quân hàng năm kết nạp đảng viên mới đạt tỷ lệ 8,5%; cử 164 đồng chí đi học cao cấp lý luận chính trị và trung cấp lý luận chính trị; bổ nhiệm, luân chuyển, điều động 48 đồng chí. Công tác kiểm tra, giám sát và công tác dân vận của Đảng được coi trọng và đạt được nhiều kết quả quan trọng; kiểm tra theo Điều 30 Điều lệ Đảng đối với 118 tổ chức Đảng và 451 đảng viên; giám sát chuyên đề theo Điều 30 Điều lệ Đảng đối với 15 tổ chức Đảng và 52 đảng viên; kiểm tra tổ chức Đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đối với 15 đảng viên. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả.

* P.V: Đảng bộ huyện sẽ lãnh đạo, định hướng phát triển nâng tầm cây lúa, hạt gạo Phú Thiện như thế nào, thưa đồng chí?

 

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa. Ảnh: Đức Phương
Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc lúa. Ảnh: Đức Phương

- Đồng chí Đỗ Ngọc Thành: Phú Thiện là một huyện thuần nông mà cây lúa nước là cây trồng chủ lực với tổng diện tích hơn 6.000 ha lúa nước 2 vụ. Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ huyện sẽ lãnh đạo, định hướng phát triển nông nghiệp, đặc biệt là cây lúa nước. Theo đó, xác định nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của huyện, trong 5 năm đến,  tiếp tục chỉ đạo đưa các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh hàng nông sản trên địa bàn như: giống lúa OM4900, ML 48; tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng đáp ứng theo yêu cầu thị trường trên cơ sở phát huy các nông sản hàng hóa lợi thế của huyện. Khuyến khích và ưu tiên đầu tư kinh phí để thực hiện các dự án khuyến nông, hoàn chỉnh hệ thống giao thông nội đồng và hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất gắn với việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XVII; khai thác tốt năng lực tưới của công trình thủy lợi Ayun Hạ; điều chỉnh cơ cấu mùa vụ hợp lý nhằm phòng-chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh. Từng bước hình thành mô hình cánh đồng mẫu lớn đối với cây lúa; mở rộng các hình thức liên kết trong sản xuất, xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường cho nông sản của huyện, nhất là liên kết với các doanh nghiệp gắn với củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp theo mô hình hợp tác xã kiểu mới, tạo tiền đề để từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa gạo của huyện.

* P.V: Xin đồng chí cho biết các nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo của Đảng bộ huyện trong nhiệm kỳ tới?

- Đồng chí Đỗ Ngọc Thành:  Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các mặt của đời sống xã hội, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, đưa huyện Phú Thiện phát triển bền vững; đặc biệt chú trọng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện có kết quả 6 nhiệm vụ trọng tâm sau:

 

 Thị trấn Phú Thiện hôm nay. Ảnh: Đ.P
Thị trấn Phú Thiện hôm nay. Ảnh: Đức Phương

Một là, tập trung các giải pháp để đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đồng thời tiếp tục thực hiện đạt các chỉ tiêu về xây dựng thị trấn Phú Thiện theo Nghị quyết số 02-NQ/HU của Huyện ủy khóa XVII.

Hai là, tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Phát huy các nguồn lực đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và chế biến sản phẩm sau thu hoạch.

Ba là, đổi mới việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư, nhất là nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở thị trấn tạo điều kiện cho thương mại-dịch vụ phát triển và đầu tư xây dựng giao thông, thủy lợi nông thôn phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của nhân dân ở nông thôn.

 

Bốn là, tiếp tục thực hiện các giải pháp chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trọng tâm là nâng cao trách nhiệm và năng lực thực hiện giảm nghèo bền vững, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng nếp sống văn minh; giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.

Năm là, đảm bảo giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội; không để xảy ra “điểm nóng” về an ninh, trật tự tại địa bàn.

Sáu là, tiếp tục thực hiện các giải pháp để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý; chỉ đạo đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở là khâu đột phá của cả nhiệm kỳ khóa XVIII, trọng tâm là đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

* P.V: Xin cảm ơn đồng chí!

Đức Phương (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Họp phiên giải trình giữa hai kỳ họp HĐND TP. Pleiku năm 2024

Họp phiên giải trình giữa hai kỳ họp HĐND TP. Pleiku năm 2024

(GLO)- Chiều 26-3, Thường trực HĐND TP. Pleiku tổ chức phiên giải trình giữa 2 kỳ họp HĐND để làm rõ những tồn tại, khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đầu tư công nguồn ngân sách trung ương và công tác chuẩn bị đầu tư của một số dự án trọng điểm, chậm tiến độ trên địa bàn thành phố.
Thành phố Pleiku: Vẫn còn tình trạng trễ hẹn khi giải quyết thủ tục hành chính

Thành phố Pleiku: Vẫn còn tình trạng trễ hẹn khi giải quyết thủ tục hành chính

(GLO)-

Ngày 22-3, đoàn giám sát do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai Trương Văn Đạt làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND TP. Pleiku về việc triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Dâng hương kỷ niệm 70 năm chiến thắng Plei Ring

Dâng hương kỷ niệm 70 năm chiến thắng Plei Ring

(GLO)- Sáng 21-3, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức lễ dâng hương kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Plei Ring (21/3/1954-21/3/2024) tại Di tích lịch sử địa điểm chiến thắng Plei Ring, xã Hbông.