Lọt top từ thiện châu Á, ông Phạm Nhật Vượng sánh ngang tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 15 tỷ phú có nhiều đóng góp nhất cho hoạt động từ thiện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Chủ tịch Vingroup lọt top 15 “anh hùng từ thiện” của Forbes châu Á

Theo Forbes, nhiều người được vinh danh trong danh sách năm nay đã đã có các hoạt động từ thiện gắn liền với dịch Covid-19 như xây dựng các bệnh viện, cung cấp các thiết bị bảo hộ y tế và cấp quỹ cho các nghiên cứu y khoa.

 

 Danh sách
Danh sách "Anh hùng từ thiện" của Forbes năm nay cũng có nhiều cái tên quen thuộc.


Tuy nhiên, các hoạt động cứu trợ trong đại dịch không phải là trọng tâm duy nhất năm nay. Những cá nhân khác được vinh danh đã cống hiến cho các ngành khác như nghệ thuật và giáo dục.

Người được gọi tên đầu tiên trong danh sách năm nay chính là ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup.

Ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, danh sách "Anh hùng từ thiện" của Forbes năm nay cũng có nhiều cái tên quen thuộc như tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành hay Giám đốc Fast Retailing Tadashi Yanai,...

Ông Trịnh Văn Quyết nắm quyền chi phối FLC GAB

Ông Trịnh Văn Quyết thông báo đã mua thêm 1,2 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Đầu tư Khai khoáng và Quản lý Tài sản FLC (FLC GAB). Sau giao dịch trên, tỷ lệ sở hữu của ông Quyết tại FLC GAB từ 42,6% tăng lên 51,1% cổ phần.

Như vậy, ông Trịnh Văn Quyết chính thức nắm quyền chi phối FLC GAB sau thời gian liên tục gom vào cổ phiếu công ty này. Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC cũng là cổ đông lớn duy nhất tại FLC GAB.


 



Tạm tính theo thị giá cổ phiếu FLC GAB trong hai phiên giao dịch 5-6/11, tổng số tiền ông Trịnh Văn Quyết chi ra để mua 1,2 triệu cổ phần khoảng 225 tỷ đồng. Trước đó, chủ tịch FLC cũng liên tục mua vào cổ phiếu FLC GAB trong 5 phiên liên tiếp từ ngày 29/10 đến 4/11 với tổng khối lượng 2,5 triệu đơn vị.

Chốt phiên giao dịch 11/11, cổ phiếu FLC GAB đóng cửa ở thị giá 192.800 đồng. Đây là mã có thị giá cao thứ hai trên sàn HoSE sau cổ phiếu của Vinacafe Biên Hòa (218.800 đồng).

Đại gia Nguyễn Đăng Quang sẽ đổ thêm 5000 tỷ đồng vào “con cưng” mới

HĐQT Tập đoàn Masan ngày 11/11 thông qua nghị quyết bổ sung 5.000 tỷ đồng vào số vốn góp tăng thêm tại Công ty TNHH The Sherpa. Trước đó, Masan chủ trương góp thêm 1.000 tỷ đồng để tăng vốn của The Sherpa từ 517 tỷ lên 1.517 tỷ.

Như vậy, vốn điều lệ của The Sherpa sau khi tăng thêm sẽ đạt 6.517 tỷ. Việc góp thêm vốn có thể được thực hiện trong một hoặc nhiều đợt.

The Sherpa cùng The CrownX là hai công ty được Masan thành lập vào tháng 6 để hoàn tất giao dịch hợp nhất hệ thống siêu thị VinMart, VinMart và nông trại VinEco của Vingroup.

Hiện Tập đoàn Masan sở hữu 99,9% vốn góp tại The Sherpa. Công ty The Sherpa là công ty mẹ của The CrownX. Công ty The CrownX lại là công ty mẹ của VCM. Đây là pháp nhân sở hữu 100% VinCommerce và VinEco. VinCommerce là doanh nghiệp vận hành chuỗi siêu thị VinMart, VinMart .

Tại thời điểm ngày 30/9, tỷ lệ lợi ích thông qua sở hữu gián tiếp của Tập đoàn Masan tại VCM cũng như VinCommerce là 71%.

Đại gia đồng sáng lập Thế giới Di động bán khối cổ phần hơn 300 tỷ đồng

Ông Trần Huy Thanh Tùng, một trong các thành viên sáng lập Thế giới Di động, bán hơn 3 triệu cổ phiếu công ty để giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân. Tạm tính theo thị giá 108.000 đồng/cổ phiếu chốt phiên 11/11, khối cổ phần ông Tùng vừa chuyển nhượng trị giá 328 tỷ đồng.

Sau giao dịch trên, tỷ lệ sở hữu của ông Tùng tại Thế giới Di động giảm từ 1,5% xuống 0,8%. Ông Tùng hiện còn trực tiếp nắm giữ 3,5 triệu cổ phiếu.

Ngoài ra, Công ty Tư vấn Đầu tư Trần Huy do ông Tùng làm giám đốc cũng đang sở hữu 10,8 triệu cổ phiếu, tương đương 2,4% cổ phần Thế giới Di động. Song song đó, các thành viên trong gia đình ông Tùng còn đứng tên 2,4 triệu cổ phiếu của doanh nghiệp bán lẻ này.

Đại gia Thái Lan thu gần 20.000 tỷ tại Việt Nam

Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố doanh thu quý III đạt 3,2 tỷ USD(74.658 tỷ đồng) và lợi nhuận 320 triệu USD (7.410 tỷ đồng). So với cùng kỳ năm trước, doanh thu của SCG giảm 9% nhưng lợi nhuận tăng tới 57% nhờ vào sự hồi phục của ngành hóa dầu và việc cải thiện biên lợi nhuận của mảng xi măng - vật liệu xây dựng.

Sau 9 tháng đầu năm, SCG có doanh thu bán hàng 9,6 tỷ USD (148.674 tỷ đồng) và lợi nhuận 828 triệu USD (19.258 tỷ đồng). Lợi nhuận của tập đoàn Thái Lan này tăng 5% so với cùng kỳ 2019.

Trong các quốc gia đang hiện diện bên ngoài Thái Lan, Việt Nam tiếp tục là một trong những thị trường quan trọng nhất với SCG.

Doanh thu quý III của SCG tại các nước trong khu vực ASEAN trừ Thái Lan đạt 804 triệu USD (16.628 tỷ đồng). Trong đó, riêng doanh thu tại Việt Nam đạt 286 triệu USD (6.639 tỷ đồng), chiếm 40%.

Lũy kế 9 tháng, đại gia Thái Lan thu tổng cộng 848 triệu USD (19.724 tỷ đồng) từ thị trường Việt Nam. Bình quân mỗi tháng, SCG có doanh thu 94 triệu USD (2.192 tỷ đồng) ở Việt Nam.


http://https://danviet.vn/lot-top-tu-thien-chau-a-ong-pham-nhat-vuong-sanh-ngang-ty-phu-hong-kong-ly-gia-thanh-502020141116361658.htm

Theo THÚY VY (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Bình Định rộng cửa thu hút đầu tư

Bình Định rộng cửa thu hút đầu tư

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cam kết địa phương không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước