Xóa cơ chế 'xin-cho' để doanh nghiệp nhà nước phát triển

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không chỉ khu vực tư nhân, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) cũng cần sớm được xóa bỏ cơ chế xin - cho để không trở thành nạn nhân của cơ chế này và có thể cạnh tranh một cách bình đẳng, sòng phẳng.
Cần hoàn thiện chính sách, đổi mới tạo động lực cho doanh nghiệp nhà nước phát triển. Ảnh: Huy Hùng
Ý kiến này được ông Nguyễn Văn Bình, Trưởng ban Kinh tế T.Ư đặc biệt lưu ý khi tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm 2020 của Đảng bộ Khối DN T.Ư ngày 15.1.
Trước đó, theo báo cáo, thành viên của khối này bao gồm các tập đoàn, tổng công ty (TCT) như Dầu khí (PVN), Điện lực (EVN), Vietcombank, Than - Khoáng sản VN (TKV)... với đóng góp tổng doanh thu năm 2019 đạt 1,73 triệu tỉ đồng, tăng 6,1%; lợi nhuận trước thuế 157.600 tỉ đồng, tăng 3,7%; nộp ngân sách 258.200 tỉ đồng.
Tuy nhiên, những vướng mắc về cơ chế, chính sách đang khiến không ít tập đoàn, TCT rơi vào thua lỗ, hụt hơi và bắt đầu có dấu hiệu “đuối sức” so với sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế thị trường. Một trong những nguyên nhân quan trọng, theo ông Lê Anh Sơn, Chủ tịch HĐTV TCT Hàng hải VN (Vinalines) là do cơ chế và chính sách chậm thay đổi, dù các nghị quyết, chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư... được ban hành rất đầy đủ. Chủ tịch HĐTV EVN Dương Quang Thành cũng cho biết, Nghị quyết 12 tại Hội nghị T.Ư 5 đưa ra chủ trương tháo gỡ mọi khó khăn để DNNN phát triển nhưng quy định cụ thể chậm ban hành. Đơn cử, việc tách bạch nhiệm vụ chính trị với hoạt động sản xuất công ích hay các quy định, bộ tiêu chí đánh giá năng lực, quản trị của DNNN cũng chưa có.
Phát biểu tại hội nghị, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình ghi nhận, biểu dương các kết quả đạt được trong năm 2019 của Đảng ủy Khối DN T.Ư và các đơn vị trong khối. Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của các DN, ông Bình đánh giá đến nay việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng về kinh tế nhà nước nói chung và DNNN nói riêng còn chậm, hiệu quả không cao, không tạo chuyển biến rõ nét trong hoạt động của DNNN. Nghị quyết Hội nghị T.Ư 5 khóa XII đã có chủ trương về việc tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN, tuy nhiên việc chậm triển khai, thể chế hóa và tổ chức thực hiện khiến các khó khăn không được tháo gỡ. “Nếu không thể chế hóa nghị quyết của Đảng thì chính DNNN sẽ là nạn nhân lớn nhất của cơ chế xin - cho. Vì cái gì cũng phải xin, quyền tự quyết sẽ không còn thì làm sao linh hoạt, ứng biến với kinh tế thị trường để cạnh tranh, phát triển”, ông Bình cảnh báo.
“Để kinh tế nhà nước là then chốt, DNNN đóng vai trò chủ đạo, một mặt phải hoàn thiện chính sách, làm nghiêm theo pháp luật, mặt khác phải nhanh chóng đổi mới, tạo ra động lực cho DNNN phát triển; có như vậy mới xứng đáng với vị trí then chốt, chủ đạo”, Trưởng ban Kinh tế T.Ư nhấn mạnh.
Anh Vũ (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 92/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 3 địa phương (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương) về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.
Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(GLO)-Chiều 14-3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường đã họp bàn, thống nhất các nội dung đề xuất thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu về việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử.