Nợ khủng,các sếp kiện nhau khốc liệt ở Tcty Đầu tư PT đường cao tốcVN(VEC)

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tình trạng rối ren, đấu đá nội bộ tại VEC đã diễn ra từ lâu, làm đình trệ hoạt động của “siêu” tổng công ty này. ‘Cuộc chiến’ nảy lửa giữa các lãnh đạo Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) ngày càng khốc liệt
Ông Trần Văn Tám, Tổng giám đốc VEC vừa  ký văn bản số 1359/CV – VEC về việc Quyết định số 608/QĐ-VEC ngày 17/12/2018 phê duyệt dự toán vận hành thu phí đoạn Km0-Km149, tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
 
Nội dung văn bản này cho rằng, Phó tổng giám đốc VEC Nguyễn Văn Nhi “có dấu hiệu của hành vi phạm tội vi phạm quy định của Nhà nước về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” và đề nghị Hội đồng thành viên (HĐTV) chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến vụ việc cho Cục Cảnh sát điều tra tội tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.
Trước động thái này, Phó tổng giám đốc Nguyễn Văn Nhi lập tức phản pháo bằng báo cáo gửi Chủ tịch HĐTV VEC, cho rằng những nhận định của Tổng giám đốc “hoàn toàn sai trái, quy chụp, thiếu hiểu biết, không hiểu rõ các quy định pháp luật nhằm vu khống cá nhân”.
Đáp lại, ông Mai Tuấn Anh - Chủ tịch HĐTV đã ký văn bản số 1479/VEC – HĐTV về việc thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy, HĐTV VEC gửi Tổng giám đốc, khẳng định, Tổng giám đốc “không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc” chỉ đạo của Đảng ủy, HĐTV và yêu cầu ông Trần Văn Tám phải thực hiện nghiêm túc các nghị quyết của Đảng ủy, HĐTV VEC.
Ba Phó tổng giám đốc của VEC bao gồm ông Nguyễn Văn Nhi, Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào cũng gửi văn bản kiến nghị lên HĐTV đề nghị xem xét trách nhiệm của ông Trần Văn Tám vì “lạm dụng chức vụ, quyền hạn của Tổng giám đốc để ban hành văn bản sai quy định, có động cơ cá nhân nhằm hạ uy tín của cán bộ, chia rẽ và làm mất đoàn kết nội bộ”.
Ngày 03/7, HĐTV VEC đã ra Nghị quyết số 287 về việc xem xét văn bản số 1359 của Tổng giám đốc. Theo đó, HĐTV "không thống nhất với nội dung" văn bản này.
HĐTV cho rằng "Tổng giám đốc chưa làm hết trách nhiệm" và "Ban tổng giám đốc mất đoàn kết nghiêm trọng", "làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín tổng công ty".
HĐTV "nghiêm khắc phê bình" Tổng giám đốc và các cá nhân liên quan.
Tình trạng rối ren, đấu đá nội bộ tại VEC đã diễn ra từ lâu, làm đình trệ hoạt động của “siêu” tổng công ty này. Đã đến lúc Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể và  Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh cần đưa ra giải pháp mạnh để vãn hồi trật tự.
Nợ phải trả 4 tỷ USD
Theo báo cáo, tính đến cuối năm 2018, VEC nợ hơn 87.000 tỷ đồng, tăng 7.700 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.  Theo báo cáo tài chính kiểm toán, tổng nợ đang chiếm 90% cơ cấu nguồn vốn và đa số xuất phát từ các khoản vay tài chính dài hạn.
Cụ thể, VEC nợ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Theo kế hoạch năm ngoái, VEC đặt mục tiêu doanh thu xấp xỉ 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận 365 triệu đồng. hơn 31.200 tỷ đồng, nợ Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản 28.960 tỷ đồng, nợ Ngân hàng Thế giới hơn 5.400 tỷ đồng.
Hầu hết các hợp đồng vay được thực hiện để tài trợ vốn cho các dự án cao tốc như Nội Bài – Lào Cai, Long Thành – Dầu Giây, Đà Nẵng – Quảng Ngãi... với thời hạn thanh toán dao động từ 16 đến 40 năm.
Đáng nói, năm 2018, VEC đặt mục tiêu doanh thu xấp xỉ 3.400 tỷ đồng và lợi nhuận chỉ vỏn vẹn 365 triệu đồng.
Infonet (Nguồn: nhadautu.vn, baodauthau.vn)

Có thể bạn quan tâm