KTNN "điểm danh" hàng loạt sai sót của các tập đoàn, Tổng C.ty nhà nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Đó là một trong những nội dung quan trọng được Kiểm toán nhà nước (KTNN) công bố tại kết quả kiểm toán các tập đoàn, Tổng công ty (TCT) Nhà nước.
Theo đó, năm 2018  đã kiểm toán báo cáo tài chính và các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước năm 2017 của 253 doanh nghiệp thuộc 31 tập đoàn, TCT và công ty; 1 chuyên đề  và 8 dự án độc lập trong lĩnh vực đầu tư xây dựng. Với một thời gian ngắn, hàng loạt sai sót, hạn chế đã được KTNN  vạch rõ.
Năm 2017 trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát tốt, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện, các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, nắm giữ tiềm lực mạnh về tài chính, thương hiệu, trình độ khoa học - kỹ thuật, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. 
Kết quả kiểm toán cho thấy 30/31 tập đoàn, TCT, công ty nhà nước được kiểm toán kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn, đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước. Song cũng có không ít hạn chế tại các tập đoàn và TCT được KTNN chỉ rõ.
 
Phần lớn các TĐ, TCT và công ty nhà nước còn sai sót trong việc hạch toán kế toán, kê khai nghĩa vụ với NSNN nên qua kiểm toán phải điều chỉnh tăng, giảm tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí kiến nghị tăng thu ngân sách nhà nước 10.896 tỷ đồng. 
Cùng đó, nhiều tập đoàn, TCT quản lý nợ chưa chặt chẽ, để phát sinh nợ phải thu quá hạn như ở Tập đoàn PVN có TCT CP Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC) là 122 tỷ đồng; công ty mẹ - mobifone là 510 tỷ đồng; VN post là 45 tỷ đồng; EVN là 547 tỷ đồng; TCT Sông Đà 1907 tỷ đồng… 
Hay như việc trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi không đúng quy định như VNS trích thừa 46,62 tỷ đồng; TCT Văn hoá Sài Gòn thiếu 11 tỷ đồng; công ty mẹ, Công ty TNHH Bò sữa TP HCM chưa trích lâp dự phòng. 
Thậm chí nhiều TCT chưa thực hiện đánh gía giá trị nhập kho hoặc hạch toán để giảm chi phí sản xuất kinh doanh đối với vật tự thu hồi từ hoạt động sửa chữa thay thế. Điển hình của sai sót này là VNPT Hà Nội, VNPT Bắc Ninh; VNPT TP HCM; VNPT Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Cà Mau, Hải Phòng... cùng một số đơn vị trực thuộc tập đoàn Mobifone: Trung tâm quản lý điều hành mạng lưới Mobifone miền Trung, miền Nam, miền Bắc… 
Có những đơn vị khấu hao tài sản cố định không đúng quy định như EVN trích thừa 369 tỷ đồng; PVN 17 tỷ đồng; Mobifone  51,8 tỷ đồng; Vietsovpetro 1329.448 USD. Bên cạnh đó, KTNN cũng chỉ ra một số doanh nghiệp thuộc PVN gửi tiền tại OCEAN BANK bị chậm luân chuyển do Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện kiểm soát trực tiếp; đặc biệt giai đoạn năm 2010-2015, Ban Quản lý Dự án công trình Liên hợp Lọc hoá dầu Nghi Sơn đã gửi tiền tại 2 ngân hàng nhưng tiền lãi nhận được để ngoài hệ thống sổ sách kế toán, có dấu hiệu vi phạm pháp luật 22,1 tỷ đồng. Vấn đề này KTNN đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra làm rõ.
Chưa dừng lại, qua quá trình kiểm toán, cơ quan chức năng còn phát hiện một số doanh nghiêp có hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu cao, kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay các tổ chức tín dụng, vốn chiếm dụng, tiềm ẩn rủi ro mất cân đối tài chính, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, hệ số bảo toàn vốn thấp như Công ty TNHH MTV Khách sạn dầu khí PTSC 4,8 lần, Công ty cổ phần Dịch vụ dầu khi Quảng Ngãi  22,4 lần; EVN Công ty mẹ-EVNGENCO1 là 5,48 lần; Vinapharm, Công ty CP Dược Trung ương 3 là 19,23 lần, Công ty cổ phần Dược phẩm TW Codupha 9,02 lần, Công ty CP Dược phẩm Trung ương CPC1 là 6,85 lần… 
Quan trọng hơn nữa, KTNN cũng chỉ ra được rằng, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trực thuộc tâp đoàn, TCT không hiệu quả dẫn đến thua lỗ lớn, mất vốn chủ sở hữu, phải giải thể; nhiều khoản đầu tư, góp vốn của các tập đoàn, TCT thua lỗ: như ở tập đoàn PVN có 7/11 công ty ngoài ngành kinh doanh chính lỗ luỹ kế lớn; ở Tổng Công ty CP khoan và dịch vụ khoan Dầu khí có 3 đơn vị lỗ 101 tỷ đồng, các khoản đầu tư khác lỗ 38 tỷ đồng. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên gần mất vốn đầu tư tại 3 đơn vị. Công ty mẹ Handico có 4/18 công ty liên doanh, liên kết lỗ luỹ kế 19 tỷ đồng; công ty mẹ-Transerco có  1/2 công ty liên doanh lỗ luỹ kế 386 tỷ đồng và âm vốn chủ sở hữu 107 tỷ đồng….
Ngoài việc "chỉ mặt, điểm tên" các sai sót trên, kết quả kiểm toán cũng cho thấy công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm tại nhiều doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, chưa xây dựng định mức lao động hoặc định mức không phù hợp với lao động thực tế như ở tập đoàn VNPT và EVN; trích quỹ tiền lương không đúng quy định như Dofico trích vượt 7,8 tỷ đồng, công ty mẹ-TCT bảo đảm an toàn hàng haỉ  miền Nam 3,1 tỷ đồng, TCT Khánh Việt 4,6 tỉ đồng; thậm chí có đơn vị đến thời hạn nộp hồ cơ quyết toán thuế năm, vẫn chưa chi trả hết tiền lương, tiền công và phụ cấp cho người lao động. 
Đáng lưu ý hơn,  KTNN cũng nêu rõ: diện tích, số lượng cơ sở đất mà các tập đoàn, Tổng công ty và DNNN được giao rất lớn song chưa được bản thân doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý chặt chẽ; nhiều diện tích đất chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hiệu quả, sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, tranh chấp...
Phạm Huyền (Cảnh sát toàn cầu Online)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 92/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 3 địa phương (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương) về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.
Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(GLO)-Chiều 14-3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường đã họp bàn, thống nhất các nội dung đề xuất thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu về việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử.