Đề xuất thay đổi 'hộp đen', doanh nghiệp tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngoài xe taxi, xe khách tuyến cố định, xe tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen ô tô), Bộ GT-VT tiếp tục đề xuất Chính phủ bổ sung thêm phương tiện, và nội dung dữ liệu hộp đen, khiến chi phí thêm hàng nghìn tỷ đồng.
Bộ GTVT đề xuất bổ sung thêm xe phải lắp hộp đen, và thêm dữ liệu bằng hình ảnh, khiến doanh nghiệp có thể tốn thêm gần 2.000 tỷ đồng tiền thiết bị.
Bộ GTVT đề xuất bổ sung thêm xe phải lắp hộp đen, và thêm dữ liệu bằng hình ảnh, khiến doanh nghiệp có thể tốn thêm gần 2.000 tỷ đồng tiền thiết bị.
Bộ GTVT vừa chính thức trình Thủ tướng Dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014). Theo đó, Bộ GT-VT bổ sung quy định lắp hộp đen cả với xe trung chuyển để quản lý chặt chẽ các phương tiện này nhằm đảm bảo an toàn giao thông. 
Đồng thời, bổ sung quy định đơn vị kinh doanh vận tải và lái xe không được sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi để can thiệp vào quá trình hoạt động của hộp đen. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng lái xe cố tình ngắt điện hoặc can thiệp vào hoạt động của thiết bị khi vi phạm.
Dữ liệu hộp đen phải lưu giữ ngoài hành trình, tốc độ phải bổ sung thêm thông tin về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày. Đặc biệt, các thông tin về hoạt động của lái xe phải là dữ liệu bằng hình ảnh, áp dụng với xe khách, xe tải từ 20 tấn trở lên, container, đầu kéo. Dư liệu lưu trữ tại Tổng cục Đường bộ ít nhất 3 năm, tại các doanh nghiệp ít nhất 30 ngày.
Việc lắp đặt và truyển tải dữ liệu hành ảnh về hoạt động của lái xe thực hiện theo lộ trình sau:
Với xe khách theo hợp đồng, du lịch từ 9 chỗ trở lên thực hiện trước ngày 1-7-2022;
Với xe khách tuyến cố định, xe buýt, container, xe đầu kéo rơ moóc trước 1-7-2023;
Với xe tải hàng hóa từ 20 tấn trở lên thực hiện trước ngày 1-7-2024;
Với xe khách dưới 9 chỗ từ 1-7-2025.
Những thay đổi trên, Bộ GT-VT đánh giá, sẽ ảnh hưởng lớn tới các đơn vị kinh doanh vận tải, do thêm quy định, tăng chi phí (chi phí để đầu tư thiết bị, duy trì và khai thác dữ liệu trong quá trình hoạt động). Điều này đi ngược với quy định cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, điều kiện kinh doanh của Chính phủ.
Theo tính toán của đơn vị soạn thảo, với trên 340.000 ô tô kinh doanh vận tải hiện có sẽ phải thực hiện thay thế, bổ sung thiết bị giám sát hành trình có thêm chức năng cung cấp dữ liệu bằng hình ảnh ghi nhận hoạt động của lái xe. 
Hiện chi phí thiết bị từ 4,5-5,5 triệu đồng/chiếc, chi phí duy trì máy chủ và đường truyền dữ liệu khoảng 120.000 đồng/xe/tháng. Như vậy, chi phí lắp đặt thiết bị theo quy định mới sẽ vào khoảng 1.500-1.900 tỷ đồng, chi phí duy trì máy chủ và đường truyền vào khoảng 500 tỷ đồng/năm.
Lê Hữu Việt (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Bình Định rộng cửa thu hút đầu tư

Bình Định rộng cửa thu hút đầu tư

Lãnh đạo tỉnh Bình Định cam kết địa phương không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh để trở thành điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước