Tỷ phú số 1 VN giao tài sản tỷ USD vào tay nữ tướng mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nữ doanh nhân sinh năm 1975 hiện quản lý hàng chục ngàn tỷ đồng và có sứ mệnh đưa các doanh nghiệp trong tập đoàn lên tầm cao mới sau khi cổ phiếu liên tục ghi mức giá cao kỷ lục chưa từng có.



HĐQT CTCP Vincom Retail (VRE), một công ty con của Tập đoàn Vingroup của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng vừa bầu bà Mai Thu Thủy vào vị trí Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2013 - 2018, thay thế cho bà Dương Thị Mai Hoa, người đã chính thức rời khỏi vị trí chủ tịch từ ngày 9/3/2018.

Vincom Retail là đơn vị quản lý và vận hành hệ thống các trung tâm thương mại của Vingroup với vốn điều lệ hơn 19 ngàn tỷ đồng. Đến cuối năm 2017, Vincom Retail quản lý danh mục gồm 46 trung tâm thương mại tại 24 tỉnh thành.

Như vậy, bà Mai Thu Thủy là “nữ tướng” tiếp theo đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng trong Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng với khối tài sản đang quản lý lên tới hàng chục tỷ đồng (nhiều tỷ USD).

Với vị trí mới, bà Mai Thu Thủy đang quản lý gần 5 tỷ USD vốn hóa của Vincom Retail (VRE), một doanh nghiệp mới lên sàn cuối năm 2017 nhưng đã là một trong những cổ phiếu trụ cột trên sàn chứng khoán. VRE cũng là cổ phiếu vừa được đưa vào danh mục FTSE Vienam ETF.

Bên cạnh đó, nữ tướng sinh năm 1975 đang là chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Vincom Mega Mall Royal City, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam, Phó TGĐ CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội (NHN)…

CTCP Tập đoàn Đầu tư Việt Nam hiện là cổ đông lớn nhất tại Vingroup (VIC) với hơn 880 triệu cổ phiếu VIC ( 33,4%), trị giá khoảng 88 ngàn tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD).

CTCP Phát triển Đô thị Nam Hà Nội (NHN) trong khi đó cũng có vốn hóa khoảng 6 ngàn tỷ đồng.

Bà Mai Thu Thủy từng là cổ đông lớn của Vingroup và là em gái của bà Mai Hương Nội, Phó TGĐ Vingroup.

Gần đây, cổ phiếu Vincom Retail (VRE) liên tục tăng giá và hiện đang ở vùng cao lịch sử. Cổ phiếu này có mức giá 56.000 đồng/cp, thấp hơn chút ít so với đỉnh cao hơn 60 ngàn đồng ghi nhận hồi cuối tháng 1.

Cũng giống như nhiều cổ phiếu trụ cột khác, VRE được khối ngoại quan tâm với những phiên mua thỏa thuận tới gần 100 triệu cổ phiếu, trị giá hàng ngàn tỷ đồng.

Trong phiên 12-3 vừa qua, thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục sôi động nhưng gặp khó khăn trước ngưỡng 1.130 điểm. Chỉ số VN-Index hiện tại đang đứng trước ngưỡng cao lịch sử 1.178 điểm ghi nhận hồi năm 2007.

Dòng tiền hiện vẫn đang đổ vào thị trường và có nhiều điểm khác với cơn sóng cách đây hơn 10 năm. Trong phiên giao dịch vừa qua, khối ngoại vẫn tích cực gom hàng với việc mua ròng gần 700 tỷ đồng giá trị cổ phiếu, trong đó có nhiều cái tên như VIC, VRE, HPG, MSN…

Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng thu hút dòng tiền lớn và là trụ đỡ cho TTCK trước áp lực chốt lời không hề nhỏ.

Nhóm các cổ phiếu bất động sản tầm trung và những mà có giá chưa bứt phá và triển vọng về dài hạn đang tăng mạnh. Bộ đôi HAG và HNG của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) tiếp tục bứt phá khá ấn tượng.

Nền kinh tế Việt Nam hiện được đánh giá là điểm đến cho đầu tư dài hạn. Nhiều quỹ lớn vẫn đang đổ vào Việt Nam như: Warburg Pincus rót hơn 370 triệu USD vào Techcombank…

Môi trường đầu tư của Việt Nam cũng được đánh giá có nhiều điểm sáng. Gần đây, theo Hiệp hội các doanh nghiệp Châu Âu (EuroCham), hiện gần 90% doanh nghiệpcChâu Âu ở Việt Nam duy trì hoặc tăng đầu tư trong năm 2018.

Trước đó, kết thúc phiên giao dịch 12/3, VN-index tăng 2,88 điểm lên 1.126,29 điểm; HNX-Index tăng 1,48 điểm lên 129,06 điểm. Upcom-Index giảm 0,06 điểm xuống 61,31 điểm. Thanh khoản đạt 320 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt 8,8 ngàn tỷ đồng, cao hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.

V. Hà (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

Giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương

(GLO)- Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 92/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại buổi làm việc với 3 địa phương (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương) về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giải ngân vốn đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.
Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

Gia Lai: Đề xuất kiểm tra việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu

(GLO)-Chiều 14-3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Cục Quản lý thị trường đã họp bàn, thống nhất các nội dung đề xuất thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ xăng dầu về việc triển khai thực hiện hóa đơn điện tử.