Tạm dừng hoạt động di thực cây thông ở dự án sân golf Đak Đoa, Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 17.6, ông Nguyễn Văn Hoan – Phó giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Gia Lai cho biết, đã yêu cầu chủ đầu tư sân golf Đăk Đoa tạm dừng việc di thực cây thông được người dân trồng từ năm 1974.
 
Nhiều cây thông di thực khô héo, trụi lá. Ảnh: T.T
Nhiều cây thông di thực khô héo, trụi lá. Ảnh: T.T
Qua kiểm tra, đoàn liên ngành phát hiện nhiều cây thông di thực không sống được, cây khô héo, khả năng chết cao. Chỉ rất ít cây di thực để làm đường golf thay lá mới, có dấu hiệu còn sống.
“Sở đã yêu cầu chủ đầu tư sân golf tạm dừng hoạt động di thực để đánh giá lại toàn bộ quá trình, thuê các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu việc di thực để cây có tỉ lệ sống cao. Thực tế khi giao đất rừng thì toàn bộ cây thông nhiều năm tuổi đã thuộc về chủ đầu tư, họ có cam kết, thỏa thuận sẽ bảo tồn di thực cây để làm dự án”, ông Hoan nói.
Được biết, dự án đầu tư sân golf Đăk Đoa tại địa phận xã Glar và xã Tân Bình, huyện Đăk Đoa có thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy mô của dự án sân golf hơn 174ha với nguồn vốn đầu tư là 1.142 tỉ đồng. Trong đó, vốn chủ sở hữu 172,912 tỉ đồng (chiếm 15,14% tổng vốn đầu tư), vốn vay 969,163 tỉ đồng (chiếm 84,86%) tổng vốn đầu tư.
Dự kiến dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương và góp phần thu hút khách du lịch, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội. 
Rừng thông huyện Đăk Đoa là địa điểm du lịch khá nổi tiếng ở Gia Lai, thu hút đông du khách, đặc biệt vào mùa cỏ hồng nở rộ dưới tán rừng. Rừng thông được người dân trồng từ năm 1974, nhiều cây có hình thế đẹp như bonsai được bảo vệ và giữ gìn. 
Hoạt động thi công xây dựng sân golf cũng đã tạm dừng nhiều tháng qua do liên quan đến vấn đề về đất đai, xây dựng và chờ kết luận của Ủy Ban kiểm tra Trung ương. 
Theo Thanh Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.