Đi chợ bằng giỏ nhựa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Khi hiểu được tác hại của rác thải nhựa đối với môi trường, chị em phụ nữ đã hình thành thói quen đi chợ bằng gùi hoặc giỏ nhựa.  
Trong một lần về công tác tại xã Hà Tam (huyện Đak Pơ), chúng tôi thấy nhiều chị em phụ nữ xách chiếc giỏ nhựa đi chợ thay vì dùng túi ni lông. Trò chuyện với chúng tôi, bà Nguyễn Thị Thanh Hương (thôn 2) cho hay: Bà hình thành thói quen đi chợ bằng giỏ nhựa đã mấy chục năm nay. Khi được Hội Người cao tuổi xã tuyên truyền về phong trào chống rác thải nhựa, bà tiếp tục vận động 2 cô con gái và các cháu của mình đi chợ bằng giỏ nhựa. “Bây giờ, nhiều phụ nữ đi chợ bằng giỏ nhựa, trong đó có cả phụ nữ trẻ tuổi. Thói quen này có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường và sức khỏe con người”-bà Hương cho biết.
Tương tự, tại xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh), mỗi lần đi chợ, nhiều phụ nữ mang theo giỏ nhựa hoặc gùi để đựng thức ăn. Chị Rơ Châm H’Yúi (làng Phung) trước đây thường đi chợ bằng “tay không” vì tiểu thương đã chuẩn bị sẵn bì ni lông. Từ khi được Hội Liên hiệp phụ nữ xã tặng gùi và tuyên truyền về tác hại của túi ni lông, chị quyết định dùng chiếc gùi để đựng thức ăn. Sau khi đi chợ về, gùi được chị rửa sạch sẽ và hong cho khô ráo. Chị cho rằng, ngoài hạn chế sử dụng túi ni lông, việc sử dụng gùi đi chợ còn giúp nghề đan lát được bảo tồn. Bởi vậy, nhiều hội viên phụ nữ trong làng cũng hưởng ứng qua việc đi chợ bằng gùi. Họ cũng không quên trang bị thêm những chiếc hộp nhựa nhỏ xinh hoặc hái lá chuối từ vườn để gói thực phẩm.
Bà Lưu Thị Duyên (thôn Đoàn Kết, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) đi chợ bằng giỏ nhựa và hộp nhựa để giảm bớt việc sử dụng túi ni lông. Ảnh: Nhật Hào
Bà Lưu Thị Duyên (thôn Đoàn Kết, xã Bờ Ngoong, huyện Chư Sê) đi chợ bằng giỏ nhựa để giảm bớt việc sử dụng túi ni lông. Ảnh: Nhật Hào
Hay tại chợ Nơ Trang Lơng hoặc chợ Trà Bá (TP. Pleiku), chúng tôi thường bắt gặp những phụ nữ lớn tuổi đi chợ bằng giỏ nhựa. Đặc biệt, tiểu thương cũng hạn chế sử dụng túi ni lông đựng thức ăn cho khách. Trên trang Facebook của nhiều bạn trẻ cũng hưởng ứng bằng việc bán cà phê mang đi, bán cháo dinh dưỡng bằng hộp giấy.
Có thể nói, cuộc chiến chống rác thải nhựa đã có những kết quả đáng ghi nhận với sự lan tỏa rộng rãi các hành động đẹp như: sử dụng chai thủy tinh, ly thủy tinh đựng nước thay cho chai nhựa sử dụng một lần trong các cuộc họp; các siêu thị, cửa hành kinh doanh hạn chế sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng một lần đựng thức ăn cho khách và tăng cường sử dụng túi sinh học dễ phân hủy; ngành Tài nguyên và Môi trường và các hội, đoàn thể tích cực tuyên truyền, tặng gùi, giỏ nhựa cho phụ nữ. Kết quả này có được là nhờ công tác tuyên truyền, vận động của các cấp, các ngành. Và thực tế, công tác tuyên truyền, vận động càng tích cực thì nhận thức của người dân về phòng-chống rác thải nhựa càng được nâng cao. 
NHẬT HÀO

Có thể bạn quan tâm

Việc tốt quanh ta

Việc tốt quanh ta

(GLO)- Cuộc sống hàng ngày quanh ta có rất nhiều người tốt với việc làm có ích, thiết thực cho cộng đồng, xã hội.
“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
 Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

Ngày hội “Tháng ba biên giới” tại xã Ia O

(GLO)- Ngày 23-3, Nhóm từ thiện Fly To Sky phối hợp với Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Ia Grai, Chi hội Nhà báo các Báo thường trú tại Gia Lai tổ chức Ngày hội “Tháng ba biên giới” với chủ đề “Biên cương Tổ quốc tôi” tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc (xã Ia O, huyện Ia Grai).