Đừng để con sa đà trong thế giới ảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Câu chuyện bé gái 5 tuổi (ngụ quận Tân Phú, TP HCM) tử vong vì học theo "trò chơi treo cổ" trên YouTube lại một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động.
 


Trước đó không lâu, bé trai 9 tuổi ở Phú Thọ bắt chước clip trên YouTube nuốt chiếc kềm bấm móng tay vào bụng. Hay 4 em nhỏ ở Yên Sơn, Tuyên Quang phải nhập viện vì ngộ độc sau khi học theo video nướng cóc trên YouTube…

Hiện nay, từ trẻ nhỏ đến người lớn, đi đâu cũng hỏi pass của wifi thay cho câu chào hỏi. Wifi giờ đây chẳng khác nào một loại "oxy hiện đại" của không ít người. Đâu đâu cũng bắt gặp hình ảnh những người cắm mặt, giam hãm mình vào chiếc điện thoại. Trong khi đó, hàng triệu clip đăng tải lên mạng mỗi ngày thuộc đủ loại thượng vàng hạ cám.

Thiết bị công nghệ không có lỗi, đáng trách là phụ huynh đã thờ ơ, vô trách nhiệm, không làm gương cho con. Thậm chí có cha mẹ quá vô tư giao cho con điện thoại trong đó có những trình duyệt, đường link mà mình thường sử dụng và thật sự nguy hiểm khi đó là những nội dung phản cảm, thiếu lành mạnh... Nhiều người không hề biết con xem nội dung gì, để mặc cho con tìm kiếm thứ mình thích để rồi trẻ bị dẫn dắt vào những cạm bẫy lúc nào không biết.

Sẽ rất khó khăn khi phụ huynh cấm con dùng điện thoại khi bản thân vẫn liên tục sử dụng để truy cập. Vì lẽ đó, cần đưa ra các quy tắc về bàn ăn không thiết bị điện tử, nơi cha mẹ, con cái có thể chia sẻ, lắng nghe nhau. Phụ huynh cũng nên thiết lập thời gian biểu cụ thể và nêu gương cho con trong việc cân đối thời gian học tập, sinh hoạt, sử dụng mạng internet. Tuyệt đối không để trẻ sử dụng cùng tài khoản với người lớn; cũng không nên áp đặt, cấm đoán mà hãy nhẹ nhàng hướng dẫn và trao đổi để con hiểu và nhận biết phải hành xử ra sao trong thế giới ảo.

Theo Chung Thanh Huy (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.