Gia Lai: Cảnh báo hỏa hoạn từ đèn led

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai liên tục xảy ra các vụ hỏa hoạn từ đèn led bảng hiệu, quảng cáo khiến người dân cảm thấy bất an. 
Đèn led ngày càng được sử dụng phổ biến trong hoạt động quảng cáo và trang trí. Trên các tuyến phố lớn ở TP. Pleiku, nhiều bảng hiệu đèn led được lắp đặt san sát trước các cửa hiệu, trên vách nhà, hầu hết được trưng bày ngoài trời, chịu nhiều tác động của thời tiết. Do đặc điểm đèn led là một hệ thống sử dụng nhiều bóng điện nhỏ, đấu nối dày đặc nên tỏa ra một lượng nhiệt lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây hỏa hoạn. 
Thượng tá Đặng Ngọc Hùng-Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh) cho biết: Hỏa hoạn xuất phát từ đèn led là một trong những nguy cơ đã được cảnh báo từ lâu. Cả nước đã xảy ra không ít vụ hỏa hoạn có nguyên nhân từ đèn led. Tại Gia Lai, chỉ tính từ ngày 20-5 đến 20-7-2020 đã xảy ra 3 vụ cháy có nguyên nhân xuất phát từ đèn led.  
Trong đó, vụ cháy cổng chào phía Nam huyện Chư Sê xảy ra vào 23 giờ 30 phút ngày 20-5 đã gây thiệt hại gần 800 triệu đồng. Cổng chào được thiết kế với một hệ thống đèn led dày đặc để trang trí vào ban đêm. Do đó, khi xảy ra cháy, hệ thống dây điện cùng các vật liệu dễ cháy đã nhanh chóng bị thiêu rụi.
Tiếp đó, khoảng 22 giờ 45 phút ngày 14-6, bảng hiệu quảng cáo của quán cà phê Thủy Tạ trong khuôn viên Công viên Diên Hồng (phường Ia Kring, TP. Pleiku) cũng bốc cháy vì chập đường dây dẫn bóng đèn led. Bảng hiệu của Studio Phạm Dực trên đường Phan Đình Phùng (phường Tây Sơn, TP. Pleiku) cũng bốc cháy vào khoảng 19 giờ 30 phút ngày 20-7. 
Cổng chào phía Nam huyện Chư Sê bị cháy do chập hệ thống đèn led. Ảnh: LÊ VĂN NGỌC
Cổng chào phía Nam huyện Chư Sê bị cháy do chập hệ thống đèn led. Ảnh: Lê Văn Ngọc
Thượng tá Đặng Ngọc Hùng cho hay, qua điều tra, lực lượng Công an xác định, các vụ hỏa hoạn đều xảy ra trong khoảng thời gian 5-6 giờ sau khi khởi động hệ thống đèn led. Các dây lắp bóng đèn led không đảm bảo chất lượng và bị ảnh hưởng do tiếp xúc với nắng mưa dẫn đến chập điện, phát ra tia lửa gây hỏa hoạn. 
Anh K-thợ thi công bảng quảng cáo-chia sẻ: “Vì lợi nhuận và cũng có thể là sơ suất trong quá trình thi công nên một số đơn vị quảng cáo chọn các loại dây dẫn có tiết diện nhỏ, không chịu được lượng nhiệt lớn và không có thiết bị bảo hộ dây dẫn trước quá trình bào mòn của thời tiết. Một số nơi còn dùng những loại đèn led không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không có chất chống cháy, không có thiết bị tản nhiệt... nên khi lắp đặt ngoài trời sẽ dễ gây cháy nổ, đặc biệt là trong không gian bảng hiệu quảng cáo chật hẹp”.
Phó Trưởng phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ thông tin thêm: Hầu hết cơ sở kinh doanh, cơ quan nhà nước đều không đăng ký sử dụng đèn led trong thiết kế xây dựng mà chỉ phát sinh sau khi hoàn thiện công trình. Do đó sẽ không có cơ quan phê duyệt, thẩm định các yếu tố kỹ thuật. Lực lượng Công an chỉ thực hiện công tác thẩm định, duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy đối với các công trình xây dựng ở các hệ thống điện như: hệ thống điện chiếu sáng sự cố, hệ thống điện cấp cho máy bơm chữa cháy, thang máy… nhưng không có quy định về kiểm tra trong đầu tư xây dựng đối với hệ thống điện quảng cáo.
“Chúng tôi khuyến cáo các cơ sở kinh doanh, cơ quan nhà nước trong quá trình lắp đặt hệ thống bảng hiệu, quảng cáo bằng đèn led cần đảm bảo chất lượng của thiết bị, có bộ phận chống cháy nổ, thường xuyên kiểm tra để khắc phục, bảo dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó, ngành Văn hóa và ngành Xây dựng cũng cần phối hợp để kiểm tra, nhắc nhở, xử lý các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực quản lý biển quảng cáo ngoài trời”-Thượng tá Hùng nhấn mạnh. 
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.