Tìm phương án giải quyết tranh chấp đường hẻm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ năm 2009, 17 hộ dân ở hẻm 23 đường Tạ Quang Bửu (tổ 6, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) đã có đơn khiếu nại về việc lối đi chung của mình bị bịt lại để giao cho Công ty cổ phần Tài chính và phát triển doanh nghiệp FBS-Chi nhánh Gia Lai (Công ty FBS). Chiều 18-2, UBND TP. Pleiku đã tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân để tìm phương án giải quyết vụ việc.
Bà Nguyễn Thị Mắng (trú tại hẻm 23 đường Tạ Quang Bửu) cho hay: Năm 1968, bà khai hoang lô đất ở khu vực này và sau đó được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 1994, bà chia lô đất của mình ra thành nhiều lô nhỏ rồi sang nhượng cho người khác đến xây dựng nhà. Để thuận lợi cho việc đi lại, bà Mắng đã để một phần đất của mình làm con đường hẻm đi chung dài khoảng 70 m.
  Hẻm 23 Tạ Quang Bửu (TP. Pleiku). Ảnh: L.V.N
Hẻm 23 Tạ Quang Bửu (TP. Pleiku). Ảnh: L.V.N
Đến năm 2007, UBND tỉnh điều chỉnh quy hoạch chi tiết khu phố Hoa Lư-Phù Đổng để làm dự án khu đô thị mới do Công ty FBS là chủ đầu tư. Hộ bà Mắng đã bị thu hồi một phần đất để thực hiện dự án. Bà Mắng cho biết chỉ nhận tiền đền bù cho ngôi nhà, còn diện tích đất đường hẻm là lối đi chung nên trừ ra không nhận bồi thường. Tuy nhiên, sau đó, phần đầu con đường hẻm nối với đường Tạ Quang Bửu đã được Công ty FBS phân lô bán cho người dân để xây dựng nhà ở. Lúc này, người dân trong hẻm mới tá hỏa. Anh Nguyễn Văn Chung (trú tại hẻm 23 đường Tạ Quang Bửu) cho biết: “Đây vốn là con đường chung của các hộ dân chúng tôi từ hàng chục năm qua. Bây giờ bịt lại, chúng tôi phải đi con đường khác trở ngại hơn rất nhiều, vừa nhỏ, vừa dốc lại lòng vòng”.
Chị Võ Thị Hồng Nghi cũng bức xúc: “Cuối năm 2015, tôi mua lại căn nhà ở hẻm 23 vì thấy đường sá thuận lợi, rộng rãi. Xem trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà tôi và tất cả mọi nhà trong hẻm 23 đều ghi rõ con đường hẻm này đi ra đường Tạ Quang Bửu nên tôi mới mua. Giờ bịt hẻm này lại, đi đường khác rất xa mà ngoằn ngoèo, căn nhà của tôi cũng như nhiều căn nhà khác giá trị giảm xuống gần một nửa so với ban đầu. Nếu con hẻm đã được quy hoạch là lô đất, tại sao trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn ghi đó là con đường? Giờ tài sản bị mất giá như vậy thì ai sẽ bồi thường số tiền chênh lệch ấy?!”.
Mặc dù UBND phường Hoa Lư đã tổ chức nhiều cuộc họp để vận động, thuyết phục người dân nhưng vì không đồng ý với việc bịt con hẻm này nên mỗi khi Công ty FBS chuẩn bị triển khai xây dựng, các hộ đều quyết liệt ngăn cản. Do đó, chiều 18-2, UBND TP. Pleiku đã tổ chức đối thoại với 17 hộ dân này. Tại buổi đối thoại, ông Nguyễn Hữu Quế-Chủ tịch UBND TP. Pleiku-cho biết: Theo bản đồ quy hoạch khu phố Hoa Lư-Phù Đổng của UBND tỉnh thì hẻm 23 Tạ Quang Bửu là lô đất số L1-12, bản đồ này cũng thể hiện lối đi cho 17 hộ dân hiện tại là một con đường khác nối với đường Phan Đình Giót. Tuy nhiên, vì việc giải tỏa đền bù liên quan đến phần đất làm con đường này gặp vướng mắc nên khi chưa thể làm đường dân sinh theo quy hoạch, Công ty FBS vẫn để người dân đi lại qua hẻm 23 Tạ Quang Bửu trong nhiều năm. Hiện nay, khi con đường theo quy hoạch đã hoàn thành, Công ty FBS triển khai xây dựng công trình trên lô đất L1-12.
Sau khi lắng nghe ý kiến của người dân cũng như các đơn vị liên quan, ông Quế cho biết: “Ủy ban nhân dân TP. Pleiku ghi nhận ý kiến của bà con và sẽ tiến hành họp các bên có liên quan để mổ xẻ đúng sai, từ đó tìm ra phương án hài hòa nhất. Ủy ban nhân dân thành phố cũng giao cho UBND phường Hoa Lư kiểm tra xem con đường theo quy hoạch làm đã đúng chưa, có thuận lợi cho người dân đi lại hay không. Hiện tại, UBND TP. Pleiku đề nghị phía Công ty FBS tạm hoãn việc thi công công trình trên lô đất này cho đến khi tranh chấp được giải quyết xong”.
LÊ VĂN NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.