An Khê: Người dân "giỡn mặt" với hà bá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ đầu tháng 12 đến nay, mưa lớn liên tục khiến mực nước tại ngầm suối Vối (thuộc địa phận tổ 2, phường Ngô Mây, thị xã An Khê, Gia Lai) trên tuyến đường từ tỉnh lộ 669 đi vào Nhà máy Đường An Khê dâng cao. Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân, chính quyền địa phương đã lắp barie, biển cảnh báo và cấm người, phương tiện lưu thông qua ngầm khi nước dâng cao. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn “vô tư” vượt ngầm bất chấp nguy hiểm.
Tuyến đường từ tỉnh lộ 669 đi Nhà máy Đường An Khê dài khoảng 1,4 km, có ngầm suối Vối và ngầm sông Ba. Hàng ngày, trên tuyến đường này có hàng trăm lượt người dân đi vào khu sản xuất và phương tiện vận chuyển nông sản, hàng hóa. Vào mùa mưa, tại 2 ngầm này, mực nước dâng cao từ 1,2 m đến 4 m. Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại, tháng 6-2018, thị xã An Khê đã phối hợp với Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak lắp barie, biển cảnh báo tại ngầm suối Vối. Từ đầu tháng 12 đến nay, khi mưa lớn liên tục khiến mực nước tại ngầm suối Vối dâng cao, chính quyền địa phương đã cấm hẳn người và phương tiện lưu thông qua vị trí này. “Vậy mà không hiểu sao một số người dân vẫn cố tình lưu thông qua đây. Họ đập phá ổ khóa barie để lấy lối đi”-ông Nguyễn Ngọc An-Chủ tịch UBND phường Ngô Mây-cho biết.
  Nhiều người dân vẫn lội qua ngầm suối Vối bất chấp nguy cơ bị nước cuốn trôi. Ảnh: A.P
Nhiều người dân vẫn lội qua ngầm suối Vối bất chấp nguy cơ bị nước cuốn trôi. Ảnh: A.P
Nhà ở gần ngầm suối Vối, cứ mùa mưa đến, bà Hồ Thị Ngọc Minh lại chứng kiến hàng trăm lượt phương tiện của người dân vượt ngầm bị chết máy; nhiều trường hợp xe rơi xuống suối phải kêu người đi vớt. Thậm chí tại đây đã có trường hợp người bị nước cuốn xuống suối chết đuối. Bà Minh dẫn chứng: Cách đây 2 năm, có một học sinh đi qua ngầm suối Vối bị nước cuốn chết đuối. Gần đây nhất là đầu tháng 3, một chiến sĩ Công an đã hy sinh khi cố gắng cứu một tài xế xe tải bị mắc kẹt tại ngầm sông Ba.
Trước tình hình này, ngày 10-12, UBND thị xã An Khê đã có Công văn số 1458/UBND-PQLĐT về việc tăng cường quản lý phương tiện vào Nhà máy Đường An Khê. Công văn nêu rõ, từ ngày 8 đến 10-12, trên địa bàn thị xã có mưa lớn làm mực nước tại các ngầm trên tuyến đường từ tỉnh lộ 669 đi Nhà máy Đường An Khê dâng cao, nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Tuy nhiên, qua kiểm tra sáng 10-12 tại ngầm suối Vối và ngầm sông Ba vẫn có rất nhiều phương tiện cố tình vượt qua vị trí này dù mực nước dâng cao; có trường hợp người dân tự cắt xích các barie để vượt ngầm rất nguy hiểm. Để tăng cường công tác quản lý phương tiện lưu thông vào Nhà máy Đường An Khê, UBND thị xã chỉ đạo Công an thị xã tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông; bố trí lực lượng phối hợp với UBND phường Ngô Mây kiểm tra, xử lý các phương tiện vượt rào chắn vào khu vực nguy hiểm. Đồng thời, UBND thị xã yêu cầu UBND phường Ngô Mây phối hợp với ngành chức năng lắp đặt các biển báo cấm xe ô tô tải từ 10 tấn trở lên dọc tuyến đường từ tỉnh lộ 669 đi Nhà máy Đường An Khê; bố trí lực lượng tại chỗ của địa phương phối hợp với lực lượng Công an thị xã túc trực 24/24 giờ tại vị trí ngầm suối Vối và ngầm sông Ba để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Chủ tịch UBND phường Ngô Mây cho biết: Sau khi UBND thị xã chỉ đạo, UBND phường cũng ra thông báo gửi tới 10 xã, phường trên địa bàn thị xã đề nghị tuyên truyền nhân dân nâng cao ý thức chấp hành quy định của pháp luật và của địa phương. Phường đã tăng cường tuyên truyền, nhắc nhở người dân trên địa bàn; cử lực lượng dân quân túc trực tại các vị trí ngầm nhưng nhiều người dân vẫn thiếu hợp tác. “Hiện nay, trên địa bàn thị xã tiếp tục có mưa, rất mong các cơ quan chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát để tránh điều đáng tiếc xảy ra”-ông An kiến nghị.
An Phát

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.