Vướng mắc trong thi hành án liên quan đến tín dụng ngân hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong những vụ án tham nhũng, án kinh tế lớn và án tín dụng ngân hàng là một trong số nhiệm vụ trọng tâm của công tác thi hành án dân sự trong thời gian tới.  

Ngày 20-4 vừa qua, Bộ Tư pháp đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính 6 tháng đầu năm 2018. Theo đánh giá của Bộ Tư pháp về công tác THADS, trong 6 tháng đầu năm 2018, số việc và số tiền thụ lý đều tăng nhưng số việc và số tiền có điều kiện thi hành đều giảm so với cùng kỳ năm 2017. Đây vừa là áp lực, vừa là thách thức lớn đối với công tác THADS. Đáng chú ý là kết quả THADS đối với các vụ việc liên quan đến tín dụng ngân hàng đạt kết quả khá thấp.

 

Ông Đào Trọng Giáp-Cục trưởng Cục THADS tỉnh phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác THADS, hành chính 6 tháng đầu năm 2018. Ảnh: S.C
Ông Đào Trọng Giáp-Cục trưởng Cục THADS tỉnh phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác THADS, hành chính 6 tháng đầu năm 2018. Ảnh: S.C

Theo đó, tổng số việc phải thi hành đối với các khoản nợ của tổ chức tín dụng là 21.508 việc, tương ứng với số tiền là 94.928,672 tỷ đồng (chiếm 3,42% số việc và 59,95% về số tiền so với tổng số việc và tiền phải thi hành của toàn quốc). Qua 6 tháng đầu năm 2018, hệ thống THADS đã thi hành xong 1.676 việc, thu được 10.708,654 tỷ đồng, đạt 7,79% số việc và 11,28% số tiền, tăng so với cùng kỳ năm 2017 về giá trị tuyệt đối (tăng 22 việc, tăng 184,183 tỷ đồng) nhưng lại giảm về tỷ lệ (giảm 0,99% về số việc, giảm 2,16% về số tiền).

Lý giải cho kết quả này, đại diện Bộ Tư pháp đã thẳng thắn nêu ra một số khó khăn, vướng mắc. Trong đó, ở giai đoạn thẩm định cho vay, các tổ chức tín dụng chưa chặt chẽ trong việc xác định ranh giới đất, định giá chênh lệch nhiều so với giá thẩm định lúc cho vay, dẫn đến khi cơ quan THADS kê biên thường có khiếu nại, khởi kiện tranh chấp tài sản, hoặc bán đấu giá tài sản nhiều lần nhưng không có người mua. Bên cạnh đó, một số ngân hàng có tâm lý bảo vệ khách hàng, ngại cung cấp tài khoản, tài sản thế chấp của người phải thi hành án, dẫn đến một số vụ việc tồn đọng chưa có hướng giải quyết…

Tại Gia Lai, tình hình giải quyết các vụ việc liên quan đến lĩnh vực này cũng gặp khó khăn. Số việc phải giải quyết liên quan đến các tổ chức tín dụng là 365 việc, tương ứng số tiền là 464,838 tỷ đồng (chiếm 3,6% về  số việc, 46,84% về số tiền so với tổng số việc và tiền phải giải quyết). Qua 6 tháng đầu năm 2018, hệ thống THADS toàn tỉnh đã giải quyết được 23 việc, thu được số tiền 48,042 tỷ đồng (đạt 6,3% về số việc, 10,34% về tiền). Kết quả đó cho thấy, việc giải quyết các loại án này chưa đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đề ra, tỷ lệ giải quyết án đạt rất thấp.

Hiện nay, toàn tỉnh có 25 vụ việc phát sinh vướng mắc, khó khăn trong quá trình thi hành án liên quan đến lĩnh vực tín dụng tại các ngân hàng. Cụ thể, tại Cục THADS tỉnh có 6 vụ, Chi cục THADS TP. Pleiku 8 vụ, Chi cục THADS huyện Chư Sê 2 vụ, Chi cục THADS huyện Ia Pa 3 vụ, Chi cục THADS thị xã An Khê 4 vụ, Chi cục THADS huyện Đak Đoa 2 vụ. “Trong công tác giải quyết án hiện nay, vướng mắc thường xuyên gặp liên quan đến việc đăng ký quyền sở hữu, thế chấp tài sản và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp tại các ngân hàng. Việc cung cấp, xác nhận thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tài sản của người phải thi hành án còn chậm, ảnh hưởng rất nhiều đến việc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định của pháp luật”-ông Đào Trọng Giáp-Cục trưởng Cục THADS tỉnh, nhìn nhận.

Để kịp thời giải quyết vướng mắc, Bộ Tư pháp đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện chặt chẽ khâu thẩm định tài sản bảo đảm để cho vay; nghiên cứu cơ chế để tổ chức tín dụng được nhận tài sản đã đấu giá nhiều lần nhưng không có người mua; kịp thời cung cấp thông tin về tài khoản, nghiêm túc thực hiện các quyết định về phong tỏa, khấu trừ tiền trong tài khoản. “Trong thời gian tới, dự báo sẽ còn nhiều khó khăn, vướng mắc, số vụ việc sẽ tiếp tục gia tăng. Đề nghị hệ thống THADS phải quyết tâm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Tập trung chỉ đạo những vụ việc bán đấu giá thành mà chưa giao được tài sản nên chưa thể xử lý dứt điểm; những vụ việc bán đấu giá không thành phải xem xét lại. Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước trong những vụ án tham nhũng, kinh tế lớn, án tín dụng ngân hàng, phải có giải pháp cụ thể, xử lý dứt điểm”-Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chỉ đạo.

Sơn Ca

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.