Buồn vui nghề bán dạo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ra trường với tấm bằng cơ khí trên tay nhưng Nguyễn Hoàng Trung (tổ dân phố 1, phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa) lại tạm gác niềm đam mê của mình để chuyển sang làm nghề buôn bán dạo phụ giúp gia đình. Và Gia Lai là một trong những nơi mà chàng trai sinh năm 1990 này lựa chọn để mưu sinh.  

“Ai mua muối không-muối hạt đây…”

Tiếng rao văng vẳng phát ra từ cái loa gắn trên chiếc xe tải nhỏ màu trắng đã không còn xa lạ với người dân thị xã An Khê suốt 2 năm qua. Hễ nghe tiếng rao từ đầu xóm, ai có nhu cầu mua chạy ra đường vẫy tay đón đợi. Trước đây, cũng với chiếc loa ấy, Trung lái xe len lỏi khắp các đường làng, ngõ hẻm để bán vôi nông nghiệp. Vôi do gia đình Trung nhập ở Ninh Bình về Khánh Hòa, sau đó được anh chở dần đi bán dạo. Vượt quãng đường dài hàng trăm cây số, buôn bán ở nhiều nơi, song Gia Lai là thị trường mà Trung cho là ổn định nhất. “Vào mùa sản xuất, mỗi ngày tôi bán được trung bình 3,5 tấn, lai rai cũng được 2-3 tấn. Tiền lời thu về tuy không nhiều nhưng cũng san sẻ được với ba mẹ những khó khăn trong gia đình và lo cho 2 em tôi ăn học”-Trung tâm sự.

 

Anh Trung đang giao muối cho khách.      Ảnh: H.T
Anh Trung đang giao muối cho khách. Ảnh: H.T

Được 3 năm, trước sự cạnh tranh của thị trường, đồng thời nắm bắt được nhu cầu mới của người dân những nơi đi qua nên Trung đã quyết định chuyển từ bán vôi bột sang bán muối hạt. Bởi lẽ, theo anh, muối ăn không chỉ cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của con người mà còn của cả vật nuôi. “Ở Gia Lai, lượng gia súc khá lớn, nếu mở rộng ra thêm các tỉnh giáp ranh khác như Phú Yên, Kon Tum, Đak Lak thì thị trường càng ổn định. Hơn nữa, sản xuất muối hạt thô lại là thế mạnh của miền biển quê tôi, buôn bán mà được thì cũng là góp công lớn giúp bà con ở nhà”-Trung phân tích.

Để thuận tiện cho việc buôn bán và giảm bớt chi phí vận chuyển, Trung bàn với gia đình vay tiền mua và thuê thêm 4 chiếc xe tải, đồng thời xây dựng kho muối đặt tại TP. Pleiku với sức chứa khoảng 7 tấn. Từ đây, 5 chiếc xe (trong đó có 1 xe do Trung làm tài xế) sẽ lấy hàng và tỏa ra khắp các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai lẫn các tỉnh lân cận để bán. Bình quân mỗi ngày, Trung bán được 15 bao muối (50 kg/bao) với giá dao động từ 1.200 đồng đến 1.500 đồng/kg. Trừ chi phí xăng xe và thuê tài xế, phụ bán, hàng tháng, Trung lời được 2-3 triệu đồng.

Buồn vui cùng nghề

Cuộc hành trình buôn bán dạo tuy không quá dài song cũng đã cho Trung nhiều kỷ niệm. Trong đó, điều làm Trung cảm thấy ấm áp và nhớ nhất chính là tình người ở những nơi mà anh đi qua. “Có lẽ do tôi bán buôn thật thà, giữ chữ tín với lại tính tình cũng hòa đồng nên đi đến đâu cũng được bà con thương quý. Có nhiều người thấy mình còn trẻ, lại chưa có gia đình nên cứ mai mối, thậm chí hứa gả con gái cho nhưng mà làm cái nghề long đong nay đây mai đó thế này, tôi đâu dám nghĩ nhiều. Tuy nhiên nhờ vậy mà tôi vơi bớt nỗi nhớ nhà”-Trung bộc bạch.

Bà Nguyễn Thị Sáu (thôn 2, xã Thành An, thị xã An Khê) vui vẻ nói: “Nhà có trại heo và trên chục con bò nên nhu cầu muối cho đàn gia súc rất lớn. Trước đây, mỗi lần đi mua rất bất tiện nên từ khi có xe muối dạo của cậu Trung đến tận nhà để bán, tôi theo luôn. Tính tình cậu ấy cũng rất thoải mái, bán buôn dễ thương nên tôi hay mua rồi trở thành khách “ruột” đến giờ”.

Thuận lợi là thế, song các thương lái khắp nơi cũng bắt đầu “hành nghề” bán muối dạo nhiều, lại di chuyển bằng xe máy nên giá thấp hơn, tạo sự cạnh tranh lớn. Việc buôn bán cũng trở nên khó khăn hơn. Có thời điểm, xe muối của Trung đi sao về vậy hoặc cả ngày chỉ bán được vài kg. Đó là chưa kể trường hợp xe bị hỏng hóc trên đường hay mưa bão không di chuyển được, phải đậu xe tạm bợ chờ nắng lên, coi như thất thu một thời gian dài.

“Giờ giúp được gia đình ngày nào hay ngày đó, chờ các em lớn có việc làm ổn định tôi sẽ quay về với nghề cơ khí chứ công việc này cũng chỉ tạm thời. Có thể tôi sẽ mở một xưởng cơ khí tại quê nhà vì đó là đam mê từ nhỏ của bản thân”-Trung cho biết.

Hồng Thi

Có thể bạn quan tâm

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

Krông Pa tổ chức ngày hội “Sách-Hành trang trí thức”

(GLO)- Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam, Ngày Sách và bản quyền thế giới, sáng 22-4, Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm (thị trấn Phú Túc) tổ chức Ngày hội đọc sách năm 2024 với chủ đề “Sách-Hành trang trí thức”.
Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.