Rừng bị phá không thuộc lâm phần của dân làng quản lý

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chiều 21-4, ông Nguyễn Ngọc Cư-Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pah cho biết: Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định vị trí rừng bị lâm tặc khai thác thuộc tiểu khu 187 do Ban Quản lý Rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah trực tiếp quản lý, chứ không phải tiểu khu 185, thuộc sự quản lý của UBND xã Hà Tây như thông tin ông Nguyễn Quốc Thuận-Trưởng ban Quản lý Rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Pah cung cấp ban đầu. Theo ông Cư, để xảy ra sự việc trước tiên trách nhiệm thuộc về chủ rừng còn nếu đây là rừng do chính quyền xã quản lý thì cũng cần có sự phối hợp giữa các ngành. 

Ảnh: V.N
Ảnh: V.N

Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Thuận giải thích: “Hôm đi cùng với dân làng và P.V Báo Gia Lai, người của chúng tôi không kịp mang theo thiết bị định vị nên bị nhầm đó là tiểu khu 185 thuộc sự quản lý của dân làng Kon Sơ Lăl. Nhưng hôm nay (tức 21-4-P.V) đi kiểm tra lại thì mới biết khoảng rừng đó thuộc tiểu khu 187. Đây là tiểu khu do chúng tôi trực tiếp quản lý, chúng tôi sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm”.

Ông Nguyễn Ngọc Cư cho hay, qua kiểm tra sơ bộ, lực lượng Kiểm lâm xác định có khoảng 38 gốc cây bị cắt hạ, đồng thời còn lại 10 m3 gỗ lâm tặc chưa kịp đưa ra khỏi khiện trường. “Do trong rừng sóng chập chờn nên khi kiểm lâm báo về chưa rõ đường kính và chủng loại gỗ. Chúng tôi sẽ có thông báo sau”-ông Cư nói.

Liên quan đến vụ việc này, ông Nguyễn Ngọc Quang-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pah cho biết, đã nghe người dân phản ánh tình trạng một số đối tượng thuộc tỉnh Kon Tum xuống khai thác gỗ trên địa bàn xã Hà Tây. Trước đó, vào ngày 14-4, trong cuộc làm việc với chính quyền xã Hà Tây, ông Quang đã chỉ đạo Kiểm lâm phối hợp với chính quyền kiểm tra làm rõ. “Xã Hà Tây bố trí hai kiểm lâm địa bàn là nhiều so với các xã khác. Và nếu rừng giao khoán cho dân phải có cam kết, hợp đồng, các ngành chức năng phải có trách nhiệm quản lý về mặt nhà nước chứ không thể đổ hết lỗi cho dân. Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm vụ việc, nếu đủ yếu tố sẽ đưa ra khởi tố hình sự”- ông Quang khẳng định.

Về việc lâm tặc mở con đường vào địa điểm khai thác, ông Trương Văn Nam-Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chư Pah cho biết: Ngày 18-3, Hạt đã cho cán bộ kiểm lâm đi tuần tra nhưng không phát hiện ra con đường này. “Có thể anh em khi đi tuần tra chưa tới nơi”- ông Nam nhận định.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

Ẩn họa từ hàng rong trước cổng trường

(GLO)- Tại khu vực xung quanh các trường tiểu học, THCS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, nhất là ở TP. Pleiku có nhiều hàng rong, hàng quán vỉa hè bán đồ ăn uống không có nhãn mác, nguồn gốc. Thực tế này luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

Mùa nước cạn ven hồ Ayun Hạ

(GLO)- Những ngày nắng nóng tháng 4, dọc ven hồ Ayun Hạ thuộc địa phận xã Ayun, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai), đông đảo người dân lại kéo nhau ra cào hến, bắt cá, tép, vừa cải thiện bữa ăn, vừa bán để kiếm thêm thu nhập.
Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

Ông ba Bông “vác tù và hàng tổng”

(GLO)- “Cứ việc gì đem lại lợi ích cho bà con thì làm thôi”-một câu nói nhẹ tênh nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng của ông Trần Đình Bông (thôn 3, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai).
Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

Vượt lên khiếm khuyết để tỏa sáng

(GLO)- Trong cuộc sống có rất nhiều người sinh ra và lớn lên khi không may bị khiếm khuyết một phần của cơ thể, dù vậy, họ không chấp nhận phó mặc cho số phận mà nỗ lực vươn lên và tỏa sáng giữa đời thường.
Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

Đak Pơ kiên quyết đóng cửa bãi rác gây ô nhiễm

(GLO)- Dù bãi rác thải cũ của huyện ở thôn 4 (xã An Thành) đã đóng cửa nhưng nhiều người dân vẫn lén lút đổ rác, gây ô nhiễm môi trường. Huyện Đak Pơ chỉ đạo phòng chức năng và các địa phương triển khai các giải pháp ngăn ngừa tình trạng đổ rác trái phép và cải tạo môi trường nơi đây.