Mùa hồng Dran lại về

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Từ trung tâm Đà Lạt theo Quốc lộ 27, chúng tôi xuôi về hướng Trại Mát để đến với thị trấn Dran, huyện Đơn Dương. Đập vào mắt du khách là những vườn hồng trên triền đồi tràn ngập sắc cam, đỏ chín mọng, sai trĩu. Đây cũng là thời điểm nông dân nơi đây bắt đầu bước vào vụ thu hoạch chính của cây hồng vuông đồng. 

Những vườn hồng trên triền đồi ở Dran những ngày này tràn ngập sắc cam, đỏ
Những vườn hồng trên triền đồi ở Dran những ngày này tràn ngập sắc cam, đỏ
Năm nay, dù ít nhiều chịu tác động của dịch bệnh nhưng người dân Dran vẫn tự hào đưa đến tay người tiêu dùng những trái hồng thơm mát, ngọt lành. Trái hồng ở Dran vẫn giữ nguyên được vị thế và giá trị của mình, dẫu có trải qua không ít những thăng trầm.
Găn bó với cây hồng gần 30 năm từ những những ngày mới vào lập nghiệp, ông Trần Văn Gần (thôn Lâm Tuyền 2, thị trấn Dran) không khỏi tự hào: “So với nhiều nơi khác trong tỉnh, trái hồng Dran luôn có một vị thế nhất định, bởi chất lượng luôn được duy trì và được thị trường rất ưa chuộng”.

Ngay từ sáng sớm, người dân đã bắt đầu thu hoạch hồng vuông đồng
Ngay từ sáng sớm, người dân đã bắt đầu thu hoạch hồng vuông đồng
Theo ông Gần, ở thị trấn Dran, hầu như hộ dân nào đều giữ lại ít nhiều cây hồng. Cây hồng không còn nằm ở giá trị kinh tế thông thường mà đã trở thành đặc trưng của vùng đất này.

Ngay từ sáng sớm, người dân đã bắt đầu thu hoạch hồng vuông đồng
Ngay từ sáng sớm, người dân đã bắt đầu thu hoạch hồng vuông đồng
Năm nay, mùa hồng nhà ông dường như kết thúc sớm hơn bởi đây là giai đoạn ông đầu tư cải tạo lại vườn, tiến hành ghép các giống mới, năng suất hơn. Ông Gần cho biết: Hiện, có rất nhiều giống hồng, mỗi loại hồng cho năng suất và giá trị khác nhau, nhưng cơ bản người dân Dran trồng các loại Chín Nên, hồng vuông Tám Hải, hồng trứng láng… được thị trường ưa chuộng. Nông dân đa phần bán tươi cho các vựa hoặc các cơ sở trên địa bàn để ủ hồng giòn hay thành các loại hồng sấy, hồng treo gió…

Vùng Dran là nơi tập trung diện tích cây hồng nhiều nhất của huyện Đơn Dương, gồm các loại hồng vuông tám hải, vuông đồng, hồng trứng…
Vùng Dran là nơi tập trung diện tích cây hồng nhiều nhất của huyện Đơn Dương, gồm các loại hồng vuông tám hải, vuông đồng, hồng trứng…
Cây hồng rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của địa phương. Việc trồng và chăm sóc cây hồng vuông đồng không tốn nhiều công sức. Nhiều gia đình không có công chăm sóc nhưng đến mùa vẫn cho thu hoạch khá. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là chúng không cần chăm sóc. Sau khi thu hết trái, người dân tập trung vào cắt tỉa cành, tưới nước, bón phân... sau đó chờ cây sinh trưởng và cho trái ở vụ tiếp theo. Nếu đầu tư đúng cách thì không chỉ chất lượng mà sản lượng cũng ổn định hơn - ông Gần cho hay.

Hồng thu hoạch đến đâu được người dân vận chuyển bằng xe máy đến nơi tập kết chờ thương lái đến thu mua
Hồng thu hoạch đến đâu được người dân vận chuyển bằng xe máy đến nơi tập kết chờ thương lái đến thu mua
Trong khi đó, với 3 ha hồng trồng xen canh bơ booth, bơ 034, gia đình ông Hồ Minh Hoàng (thôn Phú Thuận 2, thị trấn Dran) mỗi năm thu về lợi nhuận trên dưới 600 triệu đồng. Trong đó, thu nhập từ cây hồng hơn 150 triệu đồng. 
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, giá nhiều loại hồng giảm 1/3, thậm chí là chỉ còn một nửa. Điều này gây không ít khó khăn cho ông cũng như người dân trên địa bàn.

Thương lái tiến hành phân loại trái hồng trước khi đóng hàng cung ứng cho các tỉnh, thành trong cả nước
Thương lái tiến hành phân loại trái hồng trước khi đóng hàng cung ứng cho các tỉnh, thành trong cả nước
Ông Hoàng cho biết: Hiện, công hái hồng vào khoảng 400.000 đồng/ngày hoặc 2.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá hồng trứng láng đang khoảng 8.000 đồng/kg, hồng vuông Tám Hải từ 5.000 - 6.000 đồng/kg, hồng Chín Nên từ 12.000 - 15.000 đồng/kg, thấp hơn năm ngoái từ 5.000 - 8.000 đồng/kg mỗi loại. Để tăng thu nhập cũng như giá trị cho trái hồng, nhiều hộ gia đình đã chọn cách ủ hồng giòn hoặc chế biến thành hồng sấy gió. 

Ngoài giá trị nông nghiệp, những vườn hồng ở Dran bây giờ còn là địa điểm tham quan lý tưởng của nhiều bạn trẻ. Nhiều chủ vườn hồng sẵn sàng cho du khách vào vườn chụp ảnh và hái quả chín miễn phí với điều kiện phải giữ gìn vệ sinh chung, không được bẻ cảnh, hái trái tùy tiện
Ngoài giá trị nông nghiệp, những vườn hồng ở Dran bây giờ còn là địa điểm tham quan lý tưởng của nhiều bạn trẻ. Nhiều chủ vườn hồng sẵn sàng cho du khách vào vườn chụp ảnh và hái quả chín miễn phí với điều kiện phải giữ gìn vệ sinh chung, không được bẻ cảnh, hái trái tùy tiện
Bà Lê Thị Bé - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Đơn Dương cho biết: Hiện, địa phương có khoảng 1.000 ha cây hồng, chủ yếu tập trung tại thị trấn Dran theo hình thức cả trồng xen và chuyên canh. Trung bình, mỗi ha trồng hồng cho sản lượng trái từ 15 - 20 tấn, thu nhập trên 200 triệu đồng. Đây là loại cây trồng rất thích hợp để trồng xen, giúp người dân tăng thêm thu nhập. Trong thời gian tới, địa phương vẫn tiếp tục phát triển các sản phẩm hồng gắn với việc xây dựng thương hiệu. Đồng thời, cố gắng duy trì diện tích ổn định 1.000 ha. 
HỒNG THẮM - HOÀNG SA (baolamdong.vn)

Có thể bạn quan tâm