Hơn 500 người đi bộ về quê qua Bình Phước, tìm đường về các tỉnh Tây nguyên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Hơn 500 người đi bộ trên đường ĐT.741, giữa khu vực giáp ranh Bình Dương và Bình Phước đã được tỉnh Bình Phước huy động các phương tiện chở đến địa bàn giáp ranh với tỉnh Đắk Nông, tiếp tục hành trình...về quê.

Chiều 3.10, tại khu vực chốt kiểm soát dịch bệnh Covid-19 trên đường ĐT.741 (xã Tân Lập, H.Đồng Phú, Bình Phước), nơi giáp ranh giữa tỉnh Bình Dương và Bình Phước có khoảng 300 người dân đi bộ về quê đang ngồi chờ để được hỗ trợ lên xe, chở qua địa bàn tỉnh Bình Phước.
 

Chiếc xe buýt chở những người đang đi bộ dọc tuyến đường ĐT.741 về quê lên chốt kiểm soát dịch Covid-19 giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước. Ảnh: Hoàng Giáp
Chiếc xe buýt chở những người đang đi bộ dọc tuyến đường ĐT.741 về quê lên chốt kiểm soát dịch Covid-19 giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước. Ảnh: Hoàng Giáp


Phần lớn người dân đi bộ về quê đều là công nhân, lao động tự do đang sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Trong dòng người đi bộ, không chỉ có người tìm về các tỉnh Tây nguyên như Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai... mà còn có nhiều trường hợp tìm về các tỉnh miền núi phía bắc như Hà Giang, Lai Châu.

 

Không thể cầm cự tiếp, nhiều người quyết định về quê... dù phải đi bộ. Ảnh: Hoàng Giáp
Không thể cầm cự tiếp, nhiều người quyết định về quê... dù phải đi bộ. Ảnh: Hoàng Giáp


Khi phát hiện lượng người dân đi bộ về quê với số lượng khá đông, lực lượng phản ứng nhanh H.Phú Giáo (Bình Dương) đã sử dụng các xe bán tải, xe bus hỗ trợ, đưa người dân đang đi bộ trên đường đến khu vực chốt kiểm soát giáp ranh giữa Bình Dương và Bình Phước để bàn giao cho cơ quan chức năng hỗ trợ.
 

Người dân ngồi chờ xe đến đón, chở về Đắk Nông. Ảnh: Hoàng Giáp
Người dân ngồi chờ xe đến đón, chở về Đắk Nông. Ảnh: Hoàng Giáp


Anh Thái Trung Hậu, Đội trưởng Đội phản ứng nhanh H.Phú Giáo cho biết: "Chúng tôi thấy người dân đi bộ, không có phương tiện nên anh em trong đội đã dùng ô tô đưa bà con lên tới chốt kiểm dịch giáp ranh, để chính quyền Bình Phước phối hợp đưa họ về quê".
 

Bữa ăn vội được các nhà hảo tâm phát tặng khi đang chờ đợi phương tiện đưa về quê. Ảnh:  Hoàng Giáp
Bữa ăn vội được các nhà hảo tâm phát tặng khi đang chờ đợi phương tiện đưa về quê. Ảnh: Hoàng Giáp
 Bé gái tranh thủ ra lấy phần đồ ăn cho mình khi cùng ba mẹ chờ bên đường. Ảnh: Hoàng Giáp
Bé gái tranh thủ ra lấy phần đồ ăn cho mình khi cùng ba mẹ chờ bên đường. Ảnh: Hoàng Giáp


"Họ không có thức ăn, thức uống gì nên đội vận động bánh mì, nước uống rồi các cái thức ăn để tiếp tế cho người dân. Từ hồi đêm hôm qua đến chiều nay có khoảng 400 – 500 người đi bộ qua khu vực này được đội hỗ trợ rồi", anh Hậu cho biết thêm.
 

Anh Vừ A Trạm cùng vợ con đã trải qua gần 3 giờ đồng hồ đi bộ, đến khi có sự hỗ trợ của đội phản ứng nhanh H.Phú Giáo. Ảnh: Hoàng Giáp
Anh Vừ A Trạm cùng vợ con đã trải qua gần 3 giờ đồng hồ đi bộ, đến khi có sự hỗ trợ của đội phản ứng nhanh H.Phú Giáo. Ảnh: Hoàng Giáp


Anh Vừ A Trạm (ngụ Đắk Nông) cùng vợ và con gái 6 tuổi của mình đã trải qua hơn 3 giờ đi bộ trên đường, đến khi được xe của các lực lượng hỗ trợ chở đến chốt. “Khoảng 6 giờ cả nhà đi bộ về quê, đến 9 giờ thì may có có xe đi qua đón, đưa lên đây. 2 vợ chồng tôi cùng làm chung 1 công ty ở Bình Dương, việc làm không có, tiền ăn, tiền trọ cũng không còn nên giờ chỉ muốn về quê”, anh Trạm chia sẻ.
 

Có nhiều người ở các tỉnh miền núi phía bắc, dù biết quãng đường sẽ rất dài, rất khó khăn nhưng họ vẫn buộc phải về quê và chia sẻ chắc sẽ khó quay lại miền Nam. Ảnh: Hoàng Giáp
Có nhiều người ở các tỉnh miền núi phía bắc, dù biết quãng đường sẽ rất dài, rất khó khăn nhưng họ vẫn buộc phải về quê và chia sẻ chắc sẽ khó quay lại miền Nam. Ảnh: Hoàng Giáp


Một nữ công nhân ngụ tỉnh Đắk Lắk cùng chia sẻ: "Phải về quê thôi, vì không có tiền ăn, không có tiền trọ. Cùng về đợt này có người đi một mình, có người 2 mẹ con, nhưng có người đi cả gia đình”

 

 Được hỗ trợ chở bằng xe khách đến tỉnh Đắk Nông khiến ai cũng vui mừng, xúc động. Ảnh:  Hoàng Giáp
Được hỗ trợ chở bằng xe khách đến tỉnh Đắk Nông khiến ai cũng vui mừng, xúc động. Ảnh: Hoàng Giáp
Hành trang chỉ có vài bộ đồ cùng bình nước uống và một ít thực phẩm. Ảnh: Hoàng Giáp Hành trang chỉ có vài bộ đồ cùng bình nước uống và một ít thực phẩm. Ảnh: Hoàng Giáp
Hành trang chỉ có vài bộ đồ cùng bình nước uống và một ít thực phẩm. Ảnh: Hoàng Giáp


Trao đổi với PV Thanh Niên, đại diện chốt kiểm soát ĐT.741, tỉnh Bình Phước cho biết: "Do lượng người dân đi bộ về quê rất đông, nên tỉnh Bình Phước đã bố trí các xe khách 45 chỗ chở những người dân không có phương tiện, qua địa bàn tỉnh để về quê"

Cũng theo đại diện chốt kiểm soát, theo thống kê từ sáng 3.10 đến khoảng 17 giờ chiều nay, đã bố trí 13 lượt xe chở hơn 500 lượt người dân đi bộ về quê từ chốt kiểm soát ĐT.741 giáp ranh giữa tỉnh Bình Phước và Bình Dương đến tỉnh Đắk Nông.

 

Người dân lên xe khách, tiếp tục hành trình...về nhà. Ảnh: Hoàng Giáp
Người dân lên xe khách, tiếp tục hành trình...về nhà. Ảnh: Hoàng Giáp


Dù đã có hơn 500 lượt người dân đi bộ được hỗ trợ, chở qua địa bàn tỉnh Bình Phước. Tuy nhiên theo ghi nhận của PV Thanh Niên, đến chiều tối nay, số lượng người vẫn tiếp tục kéo về khu vực cửa ngõ vào tỉnh Bình Phước trên đường ĐT.741. Các lực lượng tại chốt kiểm soát đã rất nỗ lực để kiểm soát, nhắc nhở, tuyên truyền người dân cần ý thức, đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch cho bản thân và những người xung quanh khi chờ các xe quay đầu, trở về tiếp tục đón người dân đang đi bộ về quê.


https://thanhnien.vn/hon-500-nguoi-di-bo-ve-que-qua-binh-phuoc-tim-duong-ve-cac-tinh-tay-nguyen-post1386612.html


 

Theo HOÀNG GIÁP (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề rèn của người Mạ

Nghề rèn của người Mạ

Đời sống của người Mạ luôn gắn với núi rừng, nương rẫy. Để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, các nghề thủ công truyền thống ra đời, trong đó có nghề rèn.