Vụ kiện Cty bảo hiểm vì cho nghỉ việc: Vì sao người lao động thua kiện?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hội đồng xét xử phiên tòa phúc thẩm đã bác đơn kháng cáo lẫn khởi kiện sơ thẩm của ông Tùng và cho rằng quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của công ty bảo hiểm Prudential Việt Nam là không sai.
 
Quang cảnh phiên tòa phúc phẩm xét xử vụ ''người lao động kiện công ty bảo hiểm cho nghỉ việc trái luật''. Ảnh Bảo Trung
Quang cảnh phiên tòa phúc phẩm xét xử vụ ''người lao động kiện công ty bảo hiểm cho nghỉ việc trái luật''. Ảnh Bảo Trung
Thắng kiện tòa sơ thẩm
Tháng 5.2019, TAND TP.Buôn Ma Thuột đã mở phiên tòa xét xử về việc "Kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là ông Đoàn Thành Tùng, nguyên Trưởng văn phòng đại diện của Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential) và bị đơn là Prudential Việt Nam.
Trong đơn kiện, ông Đoàn Thanh Tùng trình bày, ngày 15.10.2007, ông được Prudential ký hợp đồng lao động (HĐLĐ) với thời hạn 1 năm. Ông Tùng giữ chức danh Chuyên viên điều hành Văn Phòng khu vực (Trưởng văn phòng) trong nhiều năm qua. Theo quy định, sau thời hạn 1 năm, HĐLĐ của ông Tùng tự động trở thành hợp đồng không xác định thời hạn.
Tháng 3.2018, tại TP.HCM, đại diện Prudential bất ngờ tuyên bố giải thể bộ phận Truyền thông Tích hợp và thông báo cho 21 nhân viên nghỉ việc. Trong thời điểm này, Prudential cũng ra Quyết định miễn nhiệm chức vụ Trưởng đại diện tại Đắk Lắk đối với ông Tùng.
Trong quyết định cho nghỉ việc này, Prudential căn cứ vào Bộ Luật Lao động; căn cứ vào Nội quy làm việc của công ty và Căn cứ vào Hợp đồng lao động ký vào ngày 15.10.2008 giữa Prudential và ông Đoàn Thanh Tùng.
Ngày 16.4.2018, ông Stephen James Clark - TGĐ Prudential Việt Nam, đã có văn bản trả lời đơn kiến nghị tập thể của những người bị cho nghỉ việc.
Theo đó, người đứng đầu Prudential Việt Nam lý giải việc miễn nhiệm chức vụ Trưởng văn phòng đại diện/ Giám đốc chi nhánh… đã được thực hiện trên nhu cầu hoạt động kinh doanh cũng như tình hình nhân sự của Prudential tại từng thời điểm.
Tòa nhận định việc Công ty Prudential chấm dứt hợp đồng lao động đối với ông Tùng là vi phạm quy định tại điểm a, khoản 1, 2, điều 38,39 Bộ Luật Lao động năm 1994 (sửa đổi năm 2007).
Toà sơ thẩm tuyên hủy quyết định ngày 15.3.2018 của Công ty Prudential về việc "Cho người lao động nghỉ việc được hưởng nguyên lương" đối với ông Tùng.
Đồng thời, tuyên buộc phía Prudential Việt Nam phải bồi thường tiền lương, tiền phụ cấp lương và các chế độ liên quan cho ông Tùng với tổng số tiền 288 triệu đồng.
''Mất trắng'' ở tòa phúc phẩm
Sau đó, cả ông Tùng và Công ty Prudential kháng cáo bản án sơ thẩm. Bởi, cá nhân ông Tùng không đồng ý với khoản tiền bồi thường kể trên vì cho rằng quá thấp là không tương xứng với những tổn thất cả vật chất lẫn tinh thần mình phải chịu suốt thời gian dài.
 
Ông Đoàn Thành Tùng ( người bên phải) nguyên Trưởng văn phòng đại diện của Công ty Prudential Việt Nam. Ảnh T.X
Ông Đoàn Thành Tùng ( người bên phải) nguyên Trưởng văn phòng đại diện của Công ty Prudential Việt Nam. Ảnh T.X
Đến sáng ngày 15.9.2020, TAND tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa phúc thẩm vụ án lao động kể trên.
Tại phiên tòa, HĐXX căn cứ lắng nghe, tiếp nhận thông tin phần hỏi đáp, tranh luận của luật sư đại diện của nguyên đơn lẫn bị đơn; ý kiến của đại diện VKSND TP.Buôn Ma Thuột và các tình tiết hồ sơ vụ việc.
Qua đó, hội đồng xét xử (HĐXX) nhận định rằng, Prudential Việt Nam đã ra quyết định "Cho người lao động nghỉ việc được hưởng nguyên lương" đối với ông Tùng là quyết định cho người lao động thôi việc theo trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu tổ chức được quy định tại bộ luật lao động.
Bên cạnh đó, quyết định kể trên của phía Prudential Việt Nam chưa chấm dứt hợp đồng cũng như xâm phạm đến quyền lợi ích hợp pháp của ông Tùng. Ngoài ra, ông Tùng trong mốc thời gian thời gian trên vẫn nhận đủ lương, phụ cấp...
Ngoài ra, từ 16.3 đến 23.4.2018 cũng là thời gian phía Prudential Việt Nam đã thông báo cho Sở Lao động Thương binh Xã hội TP.HCM việc thay đổi cơ cấu tổ chức và phương án sử dụng lao động sau khi thay đổi.
Vì vậy, HĐXX phúc thẩm xét thấy, không chấp nhận đơn yêu cầu kháng cáo của ông Tùng; chấp nhận đơn kháng cáo của phía Prudential Việt Nam, sửa bản án sơ thẩm. Không chấp nhận yêu cầu của ông Tùng về việc buộc Prudential Việt Nam nhận vào làm việc trở lại và bồi thường chi phí.
Đáng chú ý, HĐXX cũng bác tiếp đơn khởi kiện sơ phẩm của ông Tùng. Tức, ông Tùng thua kiện, không được Prudential Việt Nam bồi thường một đồng nào khi chấm dứt hợp đồng.
BẢO TRUNG (LĐO)

https://laodong.vn/cong-doan/vu-kien-cty-bao-hiem-vi-cho-nghi-viec-vi-sao-nguoi-lao-dong-thua-kien-836194.ldo

Có thể bạn quan tâm