Hiệu trưởng nói gì khi cho cắt hạ 2 cây me tây cổ thụ trên sân trường?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những ngày qua, các trang mạng xã hội Facebook tỏ ra bức xúc trước Ban Giám hiệu Trường THCS Lê Lợi (thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, Lâm Đồng) cho cưa trụi 2 cây me tây cổ thụ đang che rợp bóng mát tại sân trường.

Ngày 10-6, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phan Đình Đồng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Di Linh (Lâm Đồng), cho biết đã nắm vụ việc Ban giám hiệu Trường THCS Lê Lợi cho cưa hạ 2 cây me tây ở sân trường.

Cô Hương chỉ rõ thân cây đã bị mối mục.
Cô Hương chỉ rõ thân cây đã bị mối mục.

Cả 2 cây me tây này đều bị nghiêng bởi trước đó đã bị cắt một số rễ chính.
Cả 2 cây me tây này đều bị nghiêng bởi trước đó đã bị cắt một số rễ chính.

"Trên tinh thần chỉ đạo chung cho các trường nằm trên địa bàn huyện Di Linh thực hiện theo văn bản cắt tỉa cây để đảm bảo an toàn cho học sinh, các trường đã rà soát, nếu thấy không đảm bảo an toàn cho học sinh thì tiến hành cắt tỉa" - ông Đồng thông tin.

.

Cô Trịnh Thị Hương - Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi nói về việc cắt tỉa 2 cây me tây cổ thụ

Làm việc với Ban giám hiệu, bà Trịnh Thị Hương, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi (huyện Di Linh), cho biết việc cắt tỉa cây là nằm trong kế hoạch của nhà trường hàng năm nhằm đảm bảo an toàn trong nhà trường. Năm nay do ảnh hưởng dịch Covid19 nên học sinh phải học vào những tháng hè, mà mùa hè ở Lâm Đồng là mùa mưa kèm gió nên nguy hiểm. Đồng thời, 2 cây me tây này đang trong tình trạng nghiêng, và một số rễ chính của 2 cây me tây bị cắt để thi công sân trường trước khi tôi về làm hiệu trưởng ở đây" - bà Hương nói.

Hiện trạng 2 cây me tây tại trường THCS Lê Lợi gây xôn xao dư luận.
Hiện trạng 2 cây me tây tại trường THCS Lê Lợi gây xôn xao dư luận.

"Hiện trạng cây này nằm ngay đường duy nhất vào trường nên khi bị nghiêng và có hiện tượng mối mục trong thân sẽ ảnh hưởng đến độ an toàn tính mạng của 980 học sinh và 60 cán bộ giáo viên, chưa kể phụ huynh đến trường đón con em. Vì vậy nhà trường đã lên kế hoạch cắt tỉa, vẫn để dành phần còn lại những tán nhỏ để nuôi lên chứ không đốn hạ hoàn toàn" - bà Hương nói thêm.

Cận cảnh trong thân và rễ 2 cây me tây có dấu hiệu mối, mục không đảm bảo an toàn.
Cận cảnh trong thân và rễ 2 cây me tây có dấu hiệu mối, mục không đảm bảo an toàn.

Trước đó, mạng xã hội Facebook tỏ ra bức xúc việc nhà trường cho cắt hạ 2 cây me tây hơn 15 năm tuổi tại sân sau của trường THCS Lê Lợi. Vụ việc gây xôn xao dư luận nhiều ngày qua.



Mạng xã hội bức xúc trước tình trạng nhà trường cho cắt hạ cây.
Mạng xã hội bức xúc trước tình trạng nhà trường cho cắt hạ cây.

Hầu hết các trang mạng cho rằng nhà trường cần nên khảo sát kỹ trước khi thực hiện việc cắt hạ cây, bởi nó là nhân chứng, kỷ niệm đã gắn bó với bao thế hệ học sinh theo học ở đây. 

Một tài khoảng facebook đưa hình ảnh 2 cây me tây đã bị cắt trụi với đường kính to lớn với dòng startus: "Cần lời giải thích từ Trường THCS Lê Lợi. Tại sao?". Dòng trạng thái này nhanh chóng thu hút hàng ngàn lượt chia sẻ và bình luận gây xôn sao dư luận.

Cho cắt hạ 2 cây me tây cổ thụ: Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi nói gì? - Ảnh 7.Một số ý kiến nuối tiếc khi bị cắt hạ.
Cho cắt hạ 2 cây me tây cổ thụ: Hiệu trưởng Trường THCS Lê Lợi nói gì? - Ảnh 7.Một số ý kiến nuối tiếc khi bị cắt hạ.
Nhà trường cho cưa hạ sát gốc.
Nhà trường cho cưa hạ sát gốc.

Được biết, me tây là loại cây thân gỗ có nhiều tên gọi khác nhau như: Muồng tím, muồng lá lạc, còng... tên khoa học là Samanea, thuộc họ Fabaceae và bộ Fabales. Me tây có vân gỗ màu nâu đen hoặc socola tự nhiên cực đẹp được dùng làm vật liệu sản xuất nội thất.

Nhiều người còn tranh thủ chụp những cây cổ thụ trên sân trường để lưu lại sợ sau này bị cưa hết.
Nhiều người còn tranh thủ chụp những cây cổ thụ trên sân trường để lưu lại sợ sau này bị cưa hết.
Theo Đình Thi (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm