Cán bộ cá độ 10tỷ đồng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ĐắkLắk nói gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk nói gì về việc một cán bộ cấp phó phòng bị bắt vì liên quan đến cá độ bóng đá?
Nhóm đối tượng tại cơ quan công an.
Chiều ngày 16/5, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có văn bản xác nhận, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy có nhận được Thông báo từ Công an tỉnh về việc tạm giữ ông Nguyễn Văn Giang, Phó phòng Tổng hợp, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để phục vụ công tác điều tra vì liên quan đến đường dây cá độ bóng đá. Hiện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đang chờ kết luận chính thức từ phía cơ quan chức năng. Sau khi có kết quả, tùy theo mức độ vi phạm sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Như Báo Giao thông đã đưa tin, sáng cùng ngày, một nguồn tin xác nhận, Công an tỉnh Đắk Lắk vừa bắt khẩn cấp đối với ông Nguyễn Văn Giang (39 tuổi, Phó phòng Tổng hợp, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk) và 5 nghi can khác gồm: Lê Sỹ Thắng (25 tuổi), Nguyễn Trung Thành (19 tuổi), Võ Sỹ Quyết (32 tuổi), Phạm Văn Tính (30 tuổi), Lê Văn Linh (30 tuổi) để điều tra về hành vi đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
Trước đó, trưa ngày 13/5, một tổ công tác của Đội 7, Phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Đắk Lắk đã bắt quả tang đối tượng Thắng và đối tượng Thành đang giao nhận tiền được thua cá độ bóng đá qua mạng Internet, tại một quán cà phê trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột.
Qua điều tra, công an đã làm rõ, đầu tháng 4/2019, đối tượng Thắng có nhận 1 tài khoản tổng cá độ bóng đá từ một người chưa rõ danh tính ở tỉnh Khánh Hòa. Nhận xong, Thắng về chia tài khoản tổng ra thành 6 tài khoản con rồi giao cho các đối tượng trên cùng tham gia cá độ bóng đá.
Quá trình điều tra, từ ngày 1/4/2019 đến khi bị bắt, Thắng đã tham gia cá độ bóng đá với các đối tượng còn lại tổng số tiền giao dịch trên 10 tỷ đồng. Sau khi khám xét khẩn cấp nhà các đối tượng, lực lượng công an đã thu giữ gần 60 triệu đồng và 10 điện thoại di động là tang vật liên quan đến hoạt động đánh bạc.
N. Hùng(Giao Thông)

Có thể bạn quan tâm

Nghề rèn của người Mạ

Nghề rèn của người Mạ

Đời sống của người Mạ luôn gắn với núi rừng, nương rẫy. Để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, các nghề thủ công truyền thống ra đời, trong đó có nghề rèn.