Truy bắt 4bị can cưa ô thông gió trốn khỏi nhà tạm giữ ở ĐắkTô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
VKSND tỉnh Kon Tum vừa phát đi văn bản gửi Cục Điều tra (C1) thuộc VKSND Tối cao phối hợp giải quyết vụ việc 4 bị can trốn khỏi nhà tạm giam Công an huyện Đắk Tô.
Ảnh minh họa
Trước đó, ngày 22/3, Công an huyện Đắk Tô (tỉnh Kon Tum) trình báo về việc 4 bị can đang tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện này đã sử dụng lưỡi cưa sắt, cắt khung sắt ô thông gió buồng tạm giam, tạo lỗ trống rồi bỏ trốn.
Ngay sau khi nhận thông tin, Công an tỉnh Kon Tum đã phối hợp với VKSND tỉnh này tiến hành kiểm tra, khám nghiệm hiện trường và truy lùng các bị can.
Theo xác minh ban đầu, vào khoảng 7h30’ ngày 22/3, ông Đinh Thanh Hiệp, cán bộ Nhà tạm giữ Công an huyện Đắk Tô nhận bàn giao ca trực từ ông Bùi Thanh Phương cùng đơn vị.
Sau khi nhận bàn giao, ông Hiệp đi kiểm tra buồng giam số 2 thì phát hiện 4 bị can (đang cùng tạm giam tại buồng giam này) đã bỏ trốn.
Tại hiện trường, cơ quan chức năng đã thu giữ 3 lưỡi cưa sắt ở trong buồng giam, 3 lưỡi cưa này được xác định là công cụ mà các bị can đã sử dụng để cưa song sắt ô thông gió.
Danh tính 4 bị can bỏ trốn gồm: Phạm Văn Sơn (SN 1976, thường trú tại xã Cẩm Chế, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương); Phan Trường Vinh (SN 1991, trú tại xã Diên Bình, huyện Đắk Tô) đang tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Đắk Tô để điều tra về tội “Trộm cắp tài sản”; A Mến (SN 2000) và bị can A Thế (SN 1994, cùng trú tại xã Văn Lem, huyện Đắk Tô) đang bị tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Đắk Tô để điều tra về tội “Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi”.
Trong 4 bị can này thì bị can Sơn có 8 tiền án về các tội “Trộm cắp tài sản”, “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” và “Cướp tài sản”;
Hiện Sơn đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam Thủ Đức - Bộ Công an, được Công an huyện Đắk Tô trích xuất về nhà tạm giữ của đơn vị này để tiếp tục điều tra về tội “Trộm cắp tài sản”.
Hải Dương (Infonet)

Có thể bạn quan tâm

Nghề rèn của người Mạ

Nghề rèn của người Mạ

Đời sống của người Mạ luôn gắn với núi rừng, nương rẫy. Để đáp ứng nhu cầu đời sống, sản xuất, các nghề thủ công truyền thống ra đời, trong đó có nghề rèn.