Mất trắng cả ngàn hecta khi giao rừng cho các doanh nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giao diện tích đất và rừng quá lớn cho hàng trăm doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Lâm Ðồng. Ðến khi phát hiện nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực đầu tư và nhân lực bảo vệ rừng hoặc “cù nhây” để tìm cơ hội sang nhượng…, tỉnh quyết định thu hồi hàng loạt dự án thì đã có 1.157ha rừng bị “bốc hơi”.
Vụ cưa hạ trái phép hàng chục cây thông ở xã Liên Hiệp, huyện Ðức Trọng, Lâm Ðồng.
Vụ cưa hạ trái phép hàng chục cây thông ở xã Liên Hiệp, huyện Ðức Trọng, Lâm Ðồng.
Ngày 7-8, Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Ðồng cho biết toàn tỉnh có 386 dự án được giao đất, thuê đất, thuê rừng để triển khai đầu tư du lịch sinh thái, nông lâm kết hợp, trồng rừng, trồng cao su… với tổng diện tích 57.209 ha. Tuy nhiên đến nay đã phải thu hồi 189 dự án với 28.218ha. Nguyên nhân do triển khai đầu tư chậm tiến độ so với thời gian quy định theo giấy chứng nhận đầu tư đã được phê duyệt, nhất là các dự án về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nằm trên địa bàn TP Ðà Lạt và huyện Lạc Dương; năng lực tài chính hạn chế nhưng xây dựng dự án quá lớn, vượt quá khả năng đầu tư, cũng có trường hợp xin dự án nhằm chiếm giữ, chờ cơ hội để sang nhượng…
Ðặc biệt, theo ông Võ Danh Tuyên (Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Ðồng), có tới 84 dự án bị thu hồi vì để rừng bị phá, lấn chiếm trái phép với tổng diện tích lên đến 1.157 ha mà không kịp thời phát hiện ngăn chặn. Tỉnh Lâm Ðồng đã yêu cầu các doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng với tổng số tiền lên đến hơn 219 tỷ đồng. Ðiển hình là Công ty TNHH sản xuất thương mại XNK Hoàng Thịnh (huyện Ðạ Tẻh) để mất gần 111 ha nên bị yêu cầu bồi thường gần 70 tỷ đồng; Công ty TNHH Vĩnh Tuyên Lâm (huyện Ðức Trọng) mất 49 ha, bị buộc bồi thường gần 23 tỷ đồng; Công ty TNHH TN DV XNK Võ Hà Lê (huyện Lạc Dương) mất hơn 44 ha, bị yêu cầu bồi thường hơn 20,7 tỷ đồng; Công ty TNHH Ngọc Mai Trang (Lạc Dương) mất hơn 21,6 ha nên phải bồi thường hơn 12,4 tỷ đồng, Công ty TNHH An Nguyễn mất hơn 31 ha, bị yêu cầu bồi thường gần 12 tỷ.
Thế nhưng hầu hết các doanh nghiệp đều chậm hoặc chây ì thực hiện việc bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng theo quy định. Do đó, đến nay, ngành chức năng tỉnh Lâm Ðồng mới thu được khoảng 10% trong số tiền hơn 219 tỷ đồng nói trên.

Ðặc biệt, theo ông Võ Danh Tuyên -Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Lâm Ðồng, có tới 84 dự án bị thu hồi vì để rừng bị phá, lấn chiếm trái phép với tổng diện tích lên đến 1.157 ha mà không kịp thời phát hiện ngăn chặn. Tỉnh Lâm Ðồng đã yêu cầu các doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng với tổng số tiền lên đến hơn 219 tỷ đồng.

Kim Anh (TP)

Có thể bạn quan tâm