Hé lộ góc khuất cò ngư dân đi biển: Ngáo đá đi biển dài ngày

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Ngư dân nhảy xuống biển mất tích”, đây là những tin tức thường được báo chí đăng tải gần đây, nhưng lý do thì hầu như chưa được hé lộ. Vụ việc 2 ngư dân bị hành hạ dã man trên vùng biển Cà Mau là một phần của câu chuyện đó. Các chủ tàu ở các làng chài phía Nam hiện đang tuyển ngư dân thông qua cò, nên có khi ngư dân lên tàu là ngáo đá, khù khờ, bị ép buộc. Náo loạn bắt đầu từ đó...
Chủ sợ… bạn tàu
Sáng 15/10/2022, tại tọa độ 09 độ, 20 phút N-107 độ, 40 E, thuyền trưởng Bùi Đức Động khởi động máy, cài số tới, nhưng dưới hầm tàu cá BV 93279 TS phát ra âm thanh lạ như có người đang cầm bánh lái giữ lại. Anh Động gạt lại cần số và gọi 2 ngư dân đi bạn ngư phủ, thủy thủ trên tàu) là Nguyễn Văn Bé Hai, quê ở tỉnh Đồng Tháp và ngư dân Nguyễn Văn Cơ, quê ở An Giang vào ca bin và hỏi kiểu “vấn đề cơ mật”.
 
Máy tàu BV 93279 TS của thuyền trưởng Bùi Đức Động được niêm phong để điều tra vụ đổ cát, nước vào bồn nhớt. Ảnh: Hà Anh Đức
Máy tàu BV 93279 TS của thuyền trưởng Bùi Đức Động được niêm phong để điều tra vụ đổ cát, nước vào bồn nhớt. Ảnh: Hà Anh Đức
Khi máy tàu bị sự cố, thuyền trưởng Động phát hiện hộp số xì nhớt và vương vãi giẻ rách. Mất một ngày rưỡi mở tung hộp số giữa biển, anh Động bắt được bệnh lạ là vì ai đó nhét nửa ống quần, cộng với giẻ rách vào khe hộp số. Biết gặp phải ngư dân “thứ dữ”, anh Động hạ mình, nói bóng gió với 3 “ngư dân đối tượng” rằng, cố gắng đi cho đủ tháng rồi trả vô bờ.
Trên tàu có 6 ngư dân, Cơ và Hai được thuyền trưởng xem như “phe mình”, còn 3 ngư dân mới vừa xuống tàu đi bạn, quê ở tỉnh Bạc Liêu đang bị cả nhóm xem như là “đối tượng”. Khi tàu xuất bến Phước Tỉnh vào sáng ngày 1/10, sát giờ đi biển thì ông H, người môi giới lao động (cò) mới dẫn xuống tàu 3 người lạ mặt theo hợp đồng miệng “cung cấp nhân lực đi biển”.
Thuyền trưởng Động không rời mắt khỏi 3 ngư dân mới và lo lắng nhất là 2 người tên Cảnh và Linh (Đoàn Văn Cảnh, SN 1993 và Nguyễn Vũ Linh, SN 1990, ở huyện Đông Hải, thị xã Bạc Liêu), cả hai đều ngáp vặt, chân đi loạng choạng giống người say rượu. Các ngư dân này luôn miệng nói tục, bóng gió chuyện “giờ tao muốn về nhà chơi thôi tụi bây!”.
Tuy nhiên, các ngư dân “ngáo đá” kia vẫn liên tục buông lời rủ rê tổ chức đánh nhau. Đến 7 giờ 30 phút ngày 23/10, máy tàu tiếp tục bị phá lần thứ 2, máy tàu bị nhồi cát, đổ nước. Con tàu chết máy trôi ở tọa độ 09 độ 50 phút N-107 độ 45 phút E và phải gọi cứu hộ.
Cho máy ăn… đường
 
Ngư dân Nguyễn Vũ Linh thú nhận có bỏ cát, nước vào bồn nhớt. Ảnh: Hà Anh Đức
Ngư dân Nguyễn Vũ Linh thú nhận có bỏ cát, nước vào bồn nhớt. Ảnh: Hà Anh Đức
Nhờ một người địa phương dẫn đường, cuối cùng chúng tôi tiếp cận được cò ngư dân tên H, ở ấp Phước Hương, xã Phước Tỉnh. Nhấp điếu thuốc và phà khói thật nhanh để giấu cảm xúc tức giận, H, lặng nhìn vào 2 nhân lực (ngư dân đi bạn) đã được đưa về nhà và chờ chủ tàu a lô là đưa xuống đi biển và nói “tụi này khi cần là tự xuống ghe chứ không cần phải dẫn dắt”.
“Ngư dân tự đi và dẫn dắt” là hai giá trị hoàn toàn khác nhau ở các làng chài phương Nam hiện nay. Nếu người do cò và người nhà đi kèm thì thường là tuyển trúng thanh niên dân chơi, nhận tiền xong định bỏ trốn, hoặc là những thanh niên bị dụ dỗ đi “lượm cá, việc nhẹ, lương cao”... Đây phần nhiều là ngư dân bị cò ở các tỉnh bán sang tay lòng vòng.
Câu chuyện ngư dân cò đi bạn phá banh máy giữa biển bằng cách đổ nước, nhồi cát vào bồn nhớt được báo chí đăng tải không làm làng chài Phước Tỉnh xôn xao. Trong quán cà phê ven biển lúc 4 giờ sáng, các ngư dân nhân vụ việc đó bắt đầu thống kê lại hàng loạt vụ bạn chài phá tàu. Chiêu tàn độc nhất là ngư dân lấy đường đổ vô bồn nhớt để phá máy nên ít để lại dấu vết.
Một vụ phá máy tàu rùng rợn và công khai nhất là vụ xảy ra trên tàu cá BV 8191 TS của Bà Rịa-Vũng Tàu, vào ngày 12/7/2022 tại tọa độ 07 độ 21 phút N-109 độ 05 phút E. Ngư dân Nguyễn Văn Triệu, 40 tuổi, quê ở huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang chui xuống hầm tàu cắt ống bơm nước, đổ đường vào hộp số. Khi bị phát hiện, Triệu cố thủ, thách thức tất cả mọi người. Khi thuyền trưởng Nguyễn Văn Long (quê ở tỉnh An Giang) xông vào khống chế thì bị tên Triệu sử dụng dao đâm vào đùi và ngực.
Mỗi tháng đi biển, ngư dân được trả tiền công 12-15 triệu đồng; mỗi phiên biển trên tàu giã cào kéo dài 3-4 tháng, thu nhập từ nghề đi lưới giã cào không còn huy hoàng như thời trước nên không còn viễn cảnh bạn chài từ miền Trung vào xin được xuống tàu đi biển. Các chủ tàu không thể kiếm được bạn chài nên hoàn toàn lệ thuộc vào cò.

Ngày 24/10/2022, Đồn Biên phòng Phước Tỉnh có thông báo số 04/TP-TBTP gửi Viện Kiểm sát nhân dân huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, thông báo về việc tiếp nhận tin báo, tố giác của ngư dân Bùi Đức Động, thuyền trưởng tàu cá BV 93279 TS tố cáo việc ngư dân đi bạn tổ chức phá máy tàu. Bộ đội biên phòng đã lấy lời khai và xác định 2 ngư dân đi bạn tổ chức bỏ cát, đổ nước vào máy chính, nhét giẻ vào hộp số vì muốn chủ tàu phải chạy vào bờ sau 23 ngày đi biển, mặc dù trước đó 2 bên đã giao kèo đi biển 3 tháng.

Ngư dân khù khờ
Mờ sáng ở làng chài Phước Tỉnh, 2 ngư dân xách túi du lịch hỏi đường ra nơi đón xe khách và cho biết, quê ở tỉnh Tây Ninh và được xe ôm đưa xuống Phước Tỉnh để làm nghề “nhặt cá”. Theo người môi giới, mọi người làm việc nhẹ, lương cao ở bến, lương từ 15-20 triệu đồng. Nhưng khi xuống tới nơi mới hay biết là phải theo tàu đi đánh cá 3 tháng mới vô bờ, các ngư dân sợ quá trèo tường trốn khỏi nhà cò.
Trong một ngôi nhà ở giữa làng chài, ngư dân tên L, sinh năm 1990, quê ở tỉnh Bạc Liêu, dáng người gầy, miệng hơi móm đang nằm trong tay cò. Tôi đoán người này hoàn toàn không có ý thức trốn hay ở lại. Khi phóng viên hỏi “mỗi tháng đi biển cò trả bao nhiêu tiền? Có gởi về nhà hay không, vợ tên là gì?”. L, lắc đầu ấm ớ, “không nhớ họ, chỉ biết tên”. Một ngư dân khác cùng quê và đi bạn với L, khi hỏi gì cũng gục, lắc, mỉm cười, hỏi họ tên thì trả lời có lúc họ Nguyễn, có khi họ Trần…
Phải mất nhiều ngày, tôi mới nghiệm ra rằng, cò cung cấp ngư dân đi bạn cho 1.414 tàu cá làm nghề lưới kéo (giã cào) ở tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, nếu tuyển được ngư dân khù khờ thì có khi là món hời. Các chủ tàu luôn nói khẽ vì sợ mất lòng cò. Ngư dân tên Hòa cho biết, “nếu cò muốn giữ chân đám ngư dân khù khờ này thì mỗi khi vô bờ là cho hát karaoke, có tí em út, ăn uống thoải mái, sau đó ghi nợ vào sổ… cứ vậy mà dính lại đây mãi”.
Về phía các chủ tàu, khi nhận trúng ngư dân khù khờ thì dễ sai bảo, có khi đá đít thì cũng không có việc gì, nhưng nếu xui xẻo tuyển trúng con nghiện thì con tàu bị phá tanh bành.
(Còn nữa)
Theo Hà Anh Đức (TPO)

https://tienphong.vn/he-lo-goc-khuat-co-ngu-dan-di-bien-ngao-da-di-bien-dai-ngay-post1494280.tpo

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).