Nguồn sáng 128 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bao năm qua, trên vùng biển Đông Bắc bộ, lớp lớp thế hệ bộ đội biên phòng, công nhân hải đăng thầm lặng bám trụ trên các đảo xa đất liền, thiếu thốn nước ngọt, điện thắp sáng, sóng điện thoại, thậm chí không dân cư... PV Thanh Niên đã tìm đến những hòn đảo đặc biệt này.
Anh Nguyễn Mạnh Hùng, Trạm trưởng hải đăng Long Châu, kể: “Hải đăng Long Châu được người Pháp xây dựng, đưa vào hoạt động từ năm 1894. Ngày 15.5.1955, ta tiếp quản và đảm bảo hoạt động cho đến nay”, và cho biết: “Do vị trí đặc biệt, nên Long Châu chỉ có công nhân và bộ đội biên phòng đóng quân, không duy trì hoạt động tham quan du lịch ở đây”.

Hải đăng Long Châu hoạt động lúc chiều tối. Ảnh: Độc Lập
Hải đăng Long Châu hoạt động lúc chiều tối. Ảnh: Độc Lập
“Túi bom, giỏ đạn”
Được sự đồng ý của Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng (BĐBP) và Bộ Chỉ huy BĐBP TP.Hải Phòng, chúng tôi mới được ra đảo Long Châu. Sau cả tiếng đồng hồ ngồi xuồng cao tốc của Đồn biên phòng Cát Bà, xuất phát từ cảng Bến Bèo (TT.Cát Bà, H.Cát Hải, TP.Hải Phòng), đảo Long Châu hiện ra trước mắt với xám xịt đá tai mèo nhọn hoắt, giống cao nguyên đá Hà Giang. Lên đảo, việc đầu tiên là xuống vũng Cây Bàng, thắp hương 7 ngôi mộ. Trạm trưởng hải đăng Long Châu, anh Nguyễn Mạnh Hùng chỉ ngôi mộ, bia đá ghi “CI - GIT VO BACH Decede, 28.3.1936”, bảo: “Đây là phần mộ của ông Võ Bách, công nhân hải đăng Long Châu thời Pháp, mất ngày 28.3.1936”.

Phần mộ của ông Võ Bách, công nhân đèn biển Long Châu thời Pháp, dưới bãi Cây Bàng của đảo Long Châu. Ảnh: Mai Thanh Hải
Phần mộ của ông Võ Bách, công nhân đèn biển Long Châu thời Pháp, dưới bãi Cây Bàng của đảo Long Châu. Ảnh: Mai Thanh Hải
Thiếu tá Bàng Minh Thái (88 tuổi, hiện đang sống tại TP.HCM) nhớ lại thời điểm năm 1965 - 1972, là cán bộ Công an nhân dân (nay là BĐBP) Hồng Gai (nay là TP.Hạ Long, Quảng Ninh): “Năm 1964, chúng tôi bắt sống một nhóm biệt kích của VNCH và họ khai ra nhiệm vụ đột nhập, đánh chiếm, phá hủy đèn biển Long Châu. Ngay sau đó, Quân khu Tả Ngạn (nay là Quân khu 3) trang bị vũ khí cho ngành bảo đảm hàng hải, thành lập một trung đội tự vệ phòng thủ đảo. Suốt những năm chiến tranh chống Mỹ, đây là túi bom - giỏ đạn của máy bay và tàu chiến Mỹ trút xuống”.
Ở trụ đèn biển Long Châu bây giờ, vẫn còn nguyên vết phá của tên lửa Mỹ. Ngay sân trước trạm hải đăng là ngôi mộ của liệt sĩ Cao Quang Viên, hy sinh năm 1967, trong khi làm nhiệm vụ trực đèn. Trên điểm cao của đảo, hệ thống trận địa, hầm hào công sự, phòng thủ đảo vẫn được giữ nguyên vẹn và các hầm ngầm tránh trú nằm lặng lẽ ven con đường bê tông lên trạm, cây cỏ dại phủ lấp vết bom đạn xa xưa…

Công nhân đèn biển Long Châu sửa chữa trang thiết bị, năm 1972. Ảnh: T.L
Công nhân đèn biển Long Châu sửa chữa trang thiết bị, năm 1972. Ảnh: T.L
Thiếu tá Bàng Minh Thái (88 tuổi, hiện đang sống tại TP.HCM) nhớ lại thời điểm năm 1965 - 1972, là cán bộ Công an nhân dân (nay là BĐBP) Hồng Gai (nay là TP.Hạ Long, Quảng Ninh): “Năm 1964, chúng tôi bắt sống một nhóm biệt kích của VNCH và họ khai ra nhiệm vụ đột nhập, đánh chiếm, phá hủy đèn biển Long Châu. Ngay sau đó, Quân khu Tả Ngạn (nay là Quân khu 3) trang bị vũ khí cho ngành bảo đảm hàng hải, thành lập một trung đội tự vệ phòng thủ đảo. Suốt những năm chiến tranh chống Mỹ, đây là túi bom - giỏ đạn của máy bay và tàu chiến Mỹ trút xuống”.
Ở trụ đèn biển Long Châu bây giờ, vẫn còn nguyên vết phá của tên lửa Mỹ. Ngay sân trước trạm hải đăng là ngôi mộ của liệt sĩ Cao Quang Viên, hy sinh năm 1967, trong khi làm nhiệm vụ trực đèn. Trên điểm cao của đảo, hệ thống trận địa, hầm hào công sự, phòng thủ đảo vẫn được giữ nguyên vẹn và các hầm ngầm tránh trú nằm lặng lẽ ven con đường bê tông lên trạm, cây cỏ dại phủ lấp vết bom đạn xa xưa…
“Mình bỏ, thì ai ra với đảo ?”
Ông Đặng Duy Chức (63 tuổi, đang nghỉ hưu ở xã Chiến Thắng, H.An Lão, TP.Hải Phòng) có 30 năm công tác trong ngành bảo đảm hàng hải, trong đó 24 năm liên tục ở Long Châu. Năm 1984, sau 5 năm bảo vệ biên giới phía bắc, ông Chức chuyển ngành sang bảo đảm hàng hải, và đầu năm 1988 nhận được lệnh điều ra công tác tại trạm hải đăng Long Châu.

Công nhân trạm hải đăng Long Châu bảo dưỡng đèn biển. Ảnh: Độc Lập
Công nhân trạm hải đăng Long Châu bảo dưỡng đèn biển. Ảnh: Độc Lập
Hồi tưởng lại những ngày đầu, ông Chức kể: “Lúc tôi ra, trạm đã được cấp 1 xuồng máy 23 CV của Liên Xô, không phải đi thuyền buồm như ngày xưa. Cũng do là trạm anh hùng nên được trang bị 1 ti vi đen trắng. Dẫu vậy, thu nhập của công nhân hải đăng thuộc dạng thấp nhất trong các ngành nghề nhà nước, nên anh em gọi đùa đơn vị mình là… “công ty hốt hoảng”, và nhiều người không bám trụ lại được, đã bỏ nghề”.

Ngày 15.5.1955, chỉ 2 ngày sau khi tiếp quản TP.Hải Phòng, cán bộ công nhân “Ty Hoa Đăng” (Hoa tiêu và Hải đăng, là tiền thân của Bảo đảm Hàng hải VN) đã tiếp quản đèn biển Long Châu từ người Pháp, và dựa vào những người quản đăng (cũ) để phục hồi hệ thống đèn biển.

Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc (1965 - 1973), đèn biển Long Châu là mục tiêu đánh phá ác liệt. Với khẩu hiệu “Còn người, còn đảo, trái tim còn đập, đèn còn sáng”, tự vệ trên đảo Long Châu đã chiến đấu 238 trận, đánh trả máy bay - tàu chiến Mỹ. Và năm 1985, trạm đèn Long Châu được phong danh hiệu Anh hùng Lao động.

Những năm 1980, quân số trạm đèn Long Châu có khi hơn chục người, nên nỗi lo nhất là đảm bảo bữa cơm hằng ngày. Có thời điểm, gió nam kéo dài cả tháng, công nhân trạm đèn hết đồ dự trữ, phải ăn cơm với muối trắng. Thêm nữa là nỗi lo ốm đau, bị rắn cắn.
Long Châu là đảo đá, có rất nhiều rắn độc. Ban ngày rắn chui trong các hang hốc đá, ban đêm bò ra, cứ nhắm chỗ có ánh đèn và tìm mọi cách chui vào phòng ở, chăn màn, tủ hòm... Do vậy, công nhân trạm đèn, trước khi ra đảo, đều phải học một lớp y tế cấp tốc.
“24 năm ở Long Châu, tôi đã cấp cứu vài chục trường hợp anh em công nhân, ngư dân bị rắn cắn. Có khi giữa đêm tối phải thuê thuyền dân, cấp tốc đưa nạn nhân về bệnh viện ở Cát Bà, để lâu thêm vài tiếng là chết chắc”, ông Chức nhớ lại và cười: “Nhà cách mấy chục ki lô mét nhưng có khi cả năm mới về được 1 lần. Lương công nhân thấp, khi về chỉ có ít cá tự đánh bắt phơi khô, làm quà. Nhiều người cứ bảo, vất vả thiệt thòi thế thì bỏ đi, về quê đi buôn còn sướng gấp vạn. Nhưng mình con nông dân, xuất thân người lính, là chỗ dựa cho anh em trẻ. Giờ mình mà cũng bỏ như người khác, thì còn ai ra với đảo nữa?”.
Bám đá thành quen
Trạm trưởng hải đăng Long Châu Nguyễn Mạnh Hùng đã có 18 năm công tác liên tục trên đảo Long Châu. Sinh năm 1970, ở TT.Quất Lâm (H.Giao Thủy, Nam Định), tháng 3.1988, anh Hùng nhập ngũ vào Vùng 4 hải quân, công tác tại C12 - Lữ đoàn 146 chuyên làm nhiệm vụ vận tải, tiếp tế cho các đảo ngoài Trường Sa (Khánh Hòa). Tháng 12.1990, anh Hùng hoàn thành nghĩa vụ quân sự, chuyển sang công tác tại ngành bảo đảm hàng hải, và sau chục năm lăn lóc với các trạm hải đăng ở Đông Bắc bộ, đầu năm 2004 anh nhận nhiệm vụ tại hải đăng Long Châu, cho đến nay.
18 năm sống và làm việc trên đảo đá, anh Hùng và những công nhân trạm hải đăng Long Châu đã quen với mọi khó khăn vất vả. “Mỗi năm được nghỉ phép 3 tháng. Về nhà đấy, nhưng cứ chống chếnh chỉ muốn ra đảo”, anh Hùng bảo vậy và cười: “Khổ quá cũng thành quen”. (còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải - Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).