Giữ biển đảo vùng Đông Bắc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Là một trong các vùng biển, đảo lớn của cả nước, vùng biển Đông Bắc bộ chiếm phần lớn diện tích vịnh Bắc Bộ với trên 2.300 đảo lớn nhỏ, tập trung ở vùng biển Quảng Ninh và TP.Hải Phòng.
 

“Về quốc phòng, an ninh, vùng biển Đông Bắc bộ có vị trí vô cùng quan trọng đối với cả nước”, thượng tướng Nguyễn Thế Trị (nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng, nguyên Tư lệnh Quân khu 3) khẳng định.

Theo lý giải của thượng tướng Nguyễn Thế Trị, với vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình quanh co, khúc khuỷu; các đảo được phân bố thành nhiều tuyến, nhiều lớp hình cánh cung từ trong bờ biển ra tới ngoài khơi; các vịnh, vũng thông với nhau bằng Cửa Đại, Cửa Tiểu, Cửa Mô... cho phép hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, tạo nên thế bố trí chiến lược trên bờ, dưới nước, thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm soát vịnh Bắc Bộ.

77 năm qua, cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, biến vùng biển đảo Đông Bắc bộ thành một khu vực phát triển sôi động của cả nước, chúng ta còn tăng cường củng cố tiềm lực, khả năng phòng thủ, bảo vệ chủ quyền an ninh trên các vùng biển đảo, sẵn sàng chủ động trong mọi tình huống.

PV Thanh Niên đã dành nhiều thời gian tìm đến các đảo tiền tiêu trên vùng biển Đông Bắc bộ, ghi lại một số khoảnh khắc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng thuộc TP.Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh.


 

Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh quán triệt nhiệm vụ trước khi thực hiện tuần tra kiểm soát, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo. Ảnh: M.T.H
Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh quán triệt nhiệm vụ trước khi thực hiện tuần tra kiểm soát, bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo. Ảnh: M.T.H
Tổ công tác Đồn biên phòng Trà Cổ (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) thực hiện nghi thức chào mốc giới số 1378, mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, nằm ở cửa sông Bắc Luân (P.Trà Cổ, TX.Móng Cái, Quảng Ninh). Ảnh: M.T.H
Tổ công tác Đồn biên phòng Trà Cổ (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) thực hiện nghi thức chào mốc giới số 1378, mốc cuối cùng trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, nằm ở cửa sông Bắc Luân (P.Trà Cổ, TX.Móng Cái, Quảng Ninh). Ảnh: M.T.H
Bộ đội Đồn biên phòng Thanh Lân (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) tuần tra tại hòn Núi Nhọn (H.Cô Tô, Quảng Ninh). Ảnh: M.T.H
Bộ đội Đồn biên phòng Thanh Lân (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) tuần tra tại hòn Núi Nhọn (H.Cô Tô, Quảng Ninh). Ảnh: M.T.H
Cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng Hạ Mai (Đồn biên phòng Ngọc Vừng, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) theo dõi phát hiện tàu nước ngoài hoạt động trái phép trên vùng biển tiếp giáp khu vực biển Vân Đồn, kịp thời báo cáo và thực hiện nhiệm vụ xua đuổi, bảo vệ chủ quyền. Ảnh: M.T.H
Cán bộ, chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng Hạ Mai (Đồn biên phòng Ngọc Vừng, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) theo dõi phát hiện tàu nước ngoài hoạt động trái phép trên vùng biển tiếp giáp khu vực biển Vân Đồn, kịp thời báo cáo và thực hiện nhiệm vụ xua đuổi, bảo vệ chủ quyền. Ảnh: M.T.H
Hải đăng Bạch Long Vĩ và các trạm radar của Vùng 1 Hải quân và Sư đoàn 363 (Quân chủng Phòng không - Không quân) trên đỉnh cao của đảo Bạch Long Vĩ. Ảnh: Độc Lập
Hải đăng Bạch Long Vĩ và các trạm radar của Vùng 1 Hải quân và Sư đoàn 363 (Quân chủng Phòng không - Không quân) trên đỉnh cao của đảo Bạch Long Vĩ. Ảnh: Độc Lập
Xuồng CQ của Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) kiểm tra phương tiện nghi vấn trên vùng biển được giao phụ trách. Ảnh: Độc Lập
Xuồng CQ của Đồn biên phòng Cát Bà (Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) kiểm tra phương tiện nghi vấn trên vùng biển được giao phụ trách. Ảnh: Độc Lập
Tổ công tác của Đồn biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại các đảo trong địa bàn phụ trách. Ảnh: M.T.H
Tổ công tác của Đồn biên phòng Ngọc Vừng (Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh) làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát tại các đảo trong địa bàn phụ trách. Ảnh: M.T.H
Xuồng cao tốc của Bộ đội Biên phòng Hải Phòng tuần tra kiểm soát trên vùng biển đảo thuộc quần đảo Long Châu. Ảnh: M.T.H
Xuồng cao tốc của Bộ đội Biên phòng Hải Phòng tuần tra kiểm soát trên vùng biển đảo thuộc quần đảo Long Châu. Ảnh: M.T.H
 Bộ đội đài quan sát Long Châu (Đồn biên phòng Cát Bà, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) quan sát, phát hiện các mục tiêu trên vùng biển. Ảnh: M.T.H
Bộ đội đài quan sát Long Châu (Đồn biên phòng Cát Bà, Bộ đội Biên phòng Hải Phòng) quan sát, phát hiện các mục tiêu trên vùng biển. Ảnh: M.T.H


 Theo Mai Thanh Hải-Nguyễn Độc Lập (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

“Liệt sĩ” trở về đau đáu với bia mộ mang tên mình

(GLO)- Giấy báo tử ông Lệ do Chính ủy Trương Lạch ký. Tháng 3-1981, ông Lệ ra quân với tình trạng sức khỏe suy giảm 61%, là thương binh 2/4. Cả gia đình ngỡ ngàng không tin nổi khi thấy ông trở về. Còn ông thì không khỏi lạnh người khi nhìn thấy chân dung mình sau làn khói hương vấn vít...