Lớp học lúc 2 giờ sáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Vì đặc thù công việc, hàng ngàn công nhân cạo mủ cao su tại vùng biên giới thuộc huyện Ia H’Drai, Kon Tum phải đến nông trường lúc nửa đêm.
Không có người trông coi con nhỏ nên các công nhân phải ôm con đi gửi cho cô giáo. 2 giờ sáng, những lớp học nơi đây bắt đầu.
Thắp đèn mở lớp
1 giờ sáng, chẳng cần đợi tiếng chuông báo thức, cô Trần Thị Lâm (35 tuổi, giáo viên Trường mầm non 4/3) tỉnh giấc. Cô có 15 phút vệ sinh cá nhân trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới. Như thường lệ, cô lấy chiếc chăn ấm quàng lên người đứa con trai 2 tuổi rồi 2 mẹ con ra khỏi nhà. Trời biên giới lạnh căm, sương rơi dày đặc. Đến trường, cô Lâm khẽ mở cửa, bật điện rồi đưa con vào phòng ngủ. Khi con đã yên giấc, cô mới đi kiểm tra các phòng học để chuẩn bị đón các cháu tới lớp.

Cô Trần Thị Lâm vừa bế con trai (phải) vừa chăm một cháu nhỏ. Ảnh: Đức Nhật
Cô Trần Thị Lâm vừa bế con trai (phải) vừa chăm một cháu nhỏ. Ảnh: Đức Nhật
Quá nửa đêm, con đường dẫn vào Trường mầm non 4/3 (thôn Ia Der, xã Ia Dal, H.Ia H’Drai) vắng tanh. Thỉnh thoảng, một ánh đèn xe máy chạy vụt ra từ phía lô cao su rồi dừng lại trước cổng trường. Những bóng người bế con bước vội vào trong. Tại đây những giáo viên mầm non đã chờ sẵn để đón các cháu vào lớp.
Chị Bùi Thị Dung (công nhân Công ty cao su 716) tất tả đến trường, trên tay là đứa con mới 11 tháng tuổi đang còn ngái ngủ. Bị đánh thức quá sớm, cô bé ngơ ngác, mếu máo. Không để học trò kịp khóc, cô Lâm nhẹ nhàng bế cháu vào lòng dỗ dành. Thấy dáng hình quen thuộc, cô bé yên tâm nhắm mắt rồi ngủ vùi trong lớp chăn ấm. Trong phòng đã có 5 - 6 cháu đang say ngủ.
Gửi con cho cô xong, chị Dung chuẩn bị đồ đạc để bắt đầu công việc cạo mủ cao su. Chị Dung bảo vì cây sao su cho sản lượng nhiều nhất từ nửa đêm về sáng, bởi vậy công việc của công nhân cạo mủ cũng thường bắt đầu từ giờ này. Để con ở nhà không có người trông coi thì không ai an tâm. Để giải quyết vấn đề này, từ lâu Công ty cao su 716 đã tổ chức các lớp mầm non giữ trẻ ban đêm phục vụ con em công nhân.
“Chúng tôi gửi con cho các cô từ lúc con được vài tháng tuổi. Đưa con đến lớp lúc nửa đêm rồi chiều tối mới đón về. Công việc bận rộn nên đành gửi con cho cô giáo trông giúp. Nhiều lúc cũng thấy thương con, nhưng nhờ có các cô chúng tôi mới yên tâm làm việc”, chị Dung nói rồi vội vàng bước đi cho kịp giờ cạo mủ.
2 giờ sáng, khi học trò đã đến lớp đông đủ, phụ huynh đã bắt đầu với công việc trên nông trường, các cô giáo mới được nghỉ ngơi chốc lát.

Cô Lô Thị Oanh dỗ dành “học trò nhí” mới hơn 7 tháng tuổi
Cô Lô Thị Oanh dỗ dành “học trò nhí” mới hơn 7 tháng tuổi
“Công việc của tụi mình là vậy đấy. Tranh thủ nghỉ một lát rồi dậy nấu đồ ăn sáng cho các cháu. Cả ngày ở với các cháu, đến chiều tối về nhà mới có thời gian dành cho gia đình…”. Câu chuyện của cô Lâm đứt mạch khi một cháu giật mình thức giấc. Nghe tiếng khóc, các cháu khác cũng đồng loạt khóc theo. “Mẹ” Lâm chui vào trong màn, hết dỗ cháu này lại xoa lưng cháu khác. Thấy nhiều cháu khóc quá, các cô khác cũng phải chui vào màn dỗ dành. Một lúc lâu sau những tiếng khóc mới dứt hẳn.
Tay bế con, tay chăm trò
Cô Lâm công tác tại trường mầm non này đã 11 năm. Đều đặn mỗi ngày các cô dậy từ 1 giờ sáng để khoảng 1 giờ 30 bắt đầu đón trẻ. Có những cháu được bố mẹ mang đến gửi khi mới 3 - 4 tháng tuổi. Thiếu hơi mẹ, các cháu cứ ngằn ngặt khóc. Có hôm, một cô phải ôm 2 cháu trên tay dỗ dành. Cũng có hôm các con ốm, sốt, các cô lại hóa thân thành người mẹ trắng đêm cưng nựng, âu yếm chăm sóc.

Vì đặc thù công việc, các công nhân phải gửi con cho cô giáo từ khi mới vài tháng tuổi. Ảnh: Đức Nhật
Vì đặc thù công việc, các công nhân phải gửi con cho cô giáo từ khi mới vài tháng tuổi. Ảnh: Đức Nhật
Lớp của cô Lâm có 10 trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi nhưng chỉ có 2 giáo viên phụ trách nên các cô phải luôn tay chăm các bé.
Cô Lâm có 2 con, đứa lớn học cấp 1, cậu con trai út mới 2 tuổi nên vẫn theo mẹ đến lớp hằng đêm. Cô kể sau kỳ nghỉ thai sản, cô bắt đầu quay lại làm việc. Vì chồng cũng là công nhân bận rộn công việc trên nông trường nên cô phải ẵm con đến lớp.
“Những ngày mới đi học, thấy mẹ bế bạn khác, cháu cũng tỏ ra ghen tị, quấy khóc. Dần dần khi cháu lớn hơn một chút, nghe mẹ dỗ dành cháu bắt đầu hiểu ra và “nhường” mẹ lại cho các bạn”, cô Lâm cười tâm sự.
Cô Trần Thị Bắc (31 tuổi, Phó hiệu trưởng nhà trường) cũng luôn phải đến lớp lúc nửa đêm. Cô Bắc có con gái vừa tròn 3 tuổi, nhưng đã có hơn 2 năm theo mẹ lên lớp. “Nhiều khi con khóc, các bạn khác giật mình cũng khóc theo, vậy là tay này bế con, tay kia xoa lưng dỗ dành học trò. Con mình đã thiệt thòi rồi, các cháu còn thiệt thòi hơn. Lũ trẻ mới được vài tháng tuổi đã phải dứt hơi mẹ để đến với mình. Ngẫm ra con mình vẫn còn may mắn hơn bởi mỗi ngày đều được ở cùng mẹ”, cô Bắc tâm sự.
Người mẹ thứ 2
Hơn 10 năm qua, giấc ngủ của cô Lô Thị Oanh (35 tuổi) cũng chập chờn theo giờ cạo mủ. Cô đi ngủ từ 8 giờ tối và thức dậy khi 1 giờ sáng. Hằng ngày, cô Oanh cùng giáo viên trong trường phải theo dõi lịch cạo mủ của công nhân để đón học sinh đúng giờ. Vào mùa xuân, cao su ra ít mủ nên lớp học bắt đầu lúc 6 giờ sáng. Nhưng từ tháng 4 - 12 cao su cho mủ nhiều nhất nên ngày nào trường cũng sáng đèn lúc nửa đêm.
“Đa phần công nhân cạo mủ là người từ nơi khác chuyển đến làm việc rồi định cư. Nội, ngoại ở xa nên mỗi khi bố mẹ bận việc thì các con không có người trông coi. Những trường mầm non trên địa bàn trở thành nơi để các phụ huynh yên tâm gửi con em”, cô Oanh nói.

Cô Trần Thị Lâm cùng lúc phải để mắt chăm sóc nhiều cháu. Ảnh: Đức Nhật
Cô Trần Thị Lâm cùng lúc phải để mắt chăm sóc nhiều cháu. Ảnh: Đức Nhật
Cô Oanh cho biết do đặc thù công việc nên giáo viên đều ở quanh trường để thuận tiện đón trẻ. Cha mẹ bận làm đành gửi các cháu cho cô giáo cả ngày, bởi vậy học trò ở đây quấn quýt với giáo viên như người thân. Khi lớn lên, cháu nào cũng gọi các cô là mẹ.
Đón con khi trời đã về chiều, chị Hà Thị Biên (36 tuổi, công nhân Công ty cao su 716) cho biết khi con mới 6 tháng tuổi đã phải gửi các cô trông nom. Các cô như người mẹ thứ 2 chăm sóc từ bữa ăn, giấc ngủ cho các cháu. “Các cô đã yêu thương, chăm sóc các cháu như con ruột, để những người công nhân cạo mủ chúng tôi yên tâm làm việc. Chúng tôi ai cũng quý và biết ơn các cô”, chị Biên chia sẻ.
Cô Đặng Thị Mai Hoa, Hiệu trưởng Trường mầm non 4/3, cho biết trường có tất cả 12 điểm với 24 lớp. Hằng ngày, 35 cán bộ, giáo viên phụ trách trông coi 221 cháu từ 4 tháng đến 5 tuổi. Vào đợt cao điểm cây cao su cho mủ nhiều, công nhân thường đi cạo vào lúc 2 giờ sáng. Khi công nhân vào rừng cạo mủ cũng là lúc trường sáng đèn để đón các cháu nhỏ.
Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.
Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Loạn phòng khám nam khoa 'chui'

Thời gian qua, Báo Thanh Niên nhận được nhiều phản ánh của bạn đọc về các phòng khám, cơ sở "chui" ở TP.HCM quảng cáo lố, không đúng sự thật về việc nâng cấp "cậu nhỏ" bằng phương pháp, công nghệ hiện đại, điều trị được nhiều bệnh sinh lý nam.
Chạm đến ước mơ bằng tình thương

Chạm đến ước mơ bằng tình thương

“Tạo hóa không sinh ra ai để sống những tháng ngày vô nghĩa. Dù chào đời không nhìn thấy ánh sáng, nhưng tôi tin rằng, bằng tình yêu thương, niềm tin và hy vọng, một ngày tôi sẽ chạm đến ước mơ của riêng mình”. Đó là chia sẻ của Nghiêm Vũ Thu Loan, Chủ nhiệm Mạng lưới sinh viên khiếm thị Việt Nam.
Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Tri ân - Mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn

Với người dân tộc M’nông, Lễ mừng thọ là nghi lễ quan trọng, mang nhiều ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đây là nghi lễ của gia đình nhưng được cộng đồng buôn làng quan tâm, thể hiện tinh thần cố kết, giúp đỡ lẫn nhau bền chặt giữa các thành viên.
Trở lại chốn 'địa đàng'

Trở lại chốn 'địa đàng'

Trekking khám phá, trải nghiệm lá phổi xanh Cát Tiên và chèo thuyền ngắm đàn cá sấu Xiêm thong dong bơi lội là cảm giác thú vị nhất mà du khách có thể thực hiện ở Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng).