Khoảng trời bình yên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không mang nặng đẻ đau, không quen biết, nhưng bằng lòng yêu thương, các y, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý tại các khoa sơ sinh của hàng chục bệnh viện trên địa bàn TPHCM đã dang rộng bàn tay nhân ái cưu mang hàng trăm trẻ sinh thiếu tháng, sinh ngoài ý muốn, dị tật… bị cha mẹ ruột, người thân chối bỏ. 

Họ chăm sóc, nuôi dưỡng các bé khỏe mạnh trước khi về với trung tâm, mái ấm dành cho trẻ mồ côi, khuyết tật trên địa bàn thành phố. Những bé chưa có tên sẽ được đặt theo tên mẹ để sau này dễ dàng tìm kiếm hồ sơ. Bé nào không có tên mẹ sẽ được đặt tên theo ý nghĩa, mong muốn và sự nguyện cầu, như Bình An, Hạnh Phúc, Thành Đạt… 


Báo SGGP ghi nhận “khoảng trời bình yên” tại Bệnh viện Hùng Vương (quận 5) và Bệnh viện Nhi đồng TPHCM (huyện Bình Chánh).
 

Tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh
 
Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng TPHCM Nguyễn Thị Lệ Huyền tâm sự: “Chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân, mắc các bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm… khó hơn chăm sóc trẻ bình thường gấp bội”
Điều dưỡng trưởng Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng TPHCM Nguyễn Thị Lệ Huyền tâm sự: “Chăm sóc trẻ sơ sinh nhẹ cân, mắc các bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm… khó hơn chăm sóc trẻ bình thường gấp bội”
 
Các điều dưỡng Khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương, chăm sóc các bé từng miếng ăn, giấc ngủ
Các điều dưỡng Khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương, chăm sóc các bé từng miếng ăn, giấc ngủ
Bác sĩ CKI Trần Bích Liên, Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM (giữa), cùng đồng nghiệp cho các bé tắm nắng
Bác sĩ CKI Trần Bích Liên, Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh, Bệnh viện Nhi đồng TPHCM (giữa), cùng đồng nghiệp cho các bé tắm nắng
Các bé khỏe mạnh trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng của các y bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý
Các bé khỏe mạnh trong sự chăm sóc, nuôi dưỡng của các y bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý
Tiếp sức đội ngũ y, bác sĩ cùng chăm sóc các bé còn có tình nguyện viên, sinh viên y khoa. Nguyễn Trần Khen, sinh viên năm 4, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ: “Sự trong sáng, ngây thơ của các bé là nguồn động lực để chúng tôi thêm yêu nghề, yêu trẻ”
Tiếp sức đội ngũ y, bác sĩ cùng chăm sóc các bé còn có tình nguyện viên, sinh viên y khoa. Nguyễn Trần Khen, sinh viên năm 4, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, chia sẻ: “Sự trong sáng, ngây thơ của các bé là nguồn động lực để chúng tôi thêm yêu nghề, yêu trẻ”
Mỗi năm, Khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương, Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng TPHCM tiếp nhận hàng ngàn trẻ sinh non, nhẹ cân và mắc các bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm, trong đó có những trẻ bị bỏ rơi ngay khi mới lọt lòng mẹ
Mỗi năm, Khoa Sơ sinh Bệnh viện Hùng Vương, Khoa Hồi sức sơ sinh và Sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng TPHCM tiếp nhận hàng ngàn trẻ sinh non, nhẹ cân và mắc các bệnh lý bẩm sinh nguy hiểm, trong đó có những trẻ bị bỏ rơi ngay khi mới lọt lòng mẹ
QUANG HUY - HOÀNG HÙNG (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 8: Đồi A1 - bùn, máu và hoa

Ngọn đồi A1 giờ đã ngủ yên dưới tán lá xanh ngát của những cây nhãn, vải, tếch, phượng đỏ, tùng, thông, đa, tre… và điểm xuyết thêm màu trắng tinh khôi của hoa ban. Du khách đến đây, ai cũng dừng lại hồi lâu trước dòng chữ “A1: bùn - máu và hoa” được đặt trang trọng trên đỉnh đồi.
Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.