Trở về khởi nghiệp trên quê hương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong số hơn 1 triệu lao động ngoại tỉnh rời TP HCM thời gian qua, rất nhiều người thay đổi dự định, chỉ muốn làm việc, khởi nghiệp tại quê nhà. Không chỉ TP HCM, xu hướng thay đổi này cũng đặt ra nhiều bài toán cho các địa phương
Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp tại TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam từ tháng 5-2021, toàn Quảng Nam có 13.000 người trở về, trong đó khoảng 10.000 người được tỉnh tổ chức đón. Được "giải cứu" về quê, nhiều người lựa chọn ở lại quê hương để lập nghiệp, làm việc.
Nhiều người được giải quyết việc làm
Trước việc người lao động không có ý định di cư do tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Nam đã và đang triển khai những giải pháp đào tạo, bố trí việc làm để họ có thể an cư lạc nghiệp ngay tại quê nhà. Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của tỉnh, nhiều lao động đã tìm được việc làm ổn định, phù hợp ngay trên quê hương.
Anh Nguyễn Phước Kỳ (xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ) cho biết sau gần 10 năm bôn ba mưu sinh ở TP HCM, anh được tỉnh Quảng Nam đón về quê từ giữa tháng 7 vừa qua. Sau khi kết thúc thời gian cách ly theo quy định, anh được địa phương giới thiệu vào làm tại một cửa hàng mua bán và sửa chữa máy tính trên đường Hùng Vương, TP Tam Kỳ. Tuy mức lương không cao như làm việc tại TP HCM nhưng đổi lại, anh Kỳ tìm được công việc phù hợp và điều quan trọng là sống gần gia đình.

Anh Nguyễn Phước Kỳ (bên phải; ngụ xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã được giải quyết việc làm tại địa phương sau khi trở về từ TP HCM
Anh Nguyễn Phước Kỳ (bên phải; ngụ xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam) đã được giải quyết việc làm tại địa phương sau khi trở về từ TP HCM
Ông Nguyễn Hồng Lai, Phó Chủ tịch UBND TP Tam Kỳ, cho biết thời gian qua, địa phương đã kết nối với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Quảng Nam để giải quyết việc làm cho người dân từ các địa phương khác trở về. "Trước tiên, chúng tôi rà soát người lao động thuộc ngành nghề nào, lứa tuổi nào, phù hợp công việc nào và nguyện vọng tìm kiếm việc làm ra sao để có kế hoạch giới thiệu việc làm, đào tạo nghề. Đối với người cần khởi nghiệp, chúng tôi hỗ trợ các điều kiện cần thiết, tạo điều kiện vay vốn…" - ông Lai nhấn mạnh.
Huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam có hơn 1.200 lao động được đón về từ TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam. Huyện cũng đã khảo sát, nắm bắt nhu cầu và tổ chức chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm phù hợp trình độ, chuyên môn, độ tuổi lao động.
Bà Đinh Thị Ngọc Trinh (thôn Nông Sơn, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn) sau khi về quê tránh dịch được chính quyền địa phương tư vấn, giới thiệu vào làm việc tại Công ty TNHH Sơn Hà (Cụm Công nghiệp Tây An, huyện Duy Xuyên). Bà Trinh cho hay: "Công việc cũng tương đối phù hợp vì tuổi tác tôi đã khá cao. Mức lương và các chế độ phúc lợi mà công ty đưa ra tương đối tốt, bảo đảm được cuộc sống ở quê, không còn lo cảnh thuê mướn nhà trọ như trước".
Theo ông Lê Anh Tuấn, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Nông Sơn, đến nay, đơn vị đã phối hợp tổ chức 3 đợt tư vấn việc làm cho người lao động. Hàng chục lao động đã được bố trí việc làm ổn định.
Bớt cảnh chen chúc vào Nam
Những năm qua, Quảng Nam nổi lên như một điểm sáng về phát triển kinh tế, thu hút đầu tư tại khu vực miền Trung. Rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng hình thành; qua đó giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Cách đây khoảng 7-8 năm, sau Tết Nguyên đán, dọc tuyến Quốc lộ 1 qua địa phận tỉnh Quảng Nam đâu đâu cũng thấy người dân đứng bên đường chờ đón các chuyến xe để vào Nam làm việc. Tuy nhiên, năm nay, các cơ quan chức năng dự báo sau Tết sẽ rất ít người ra đi.
Thực tiễn cho thấy vài năm gần đây, hàng chục ngàn lao động ở tỉnh Quảng Nam đã quyết định lựa chọn cuộc sống ở quê nhà với công việc ổn định, mức lương tương đối và được gần gia đình thay vì chen nhau vào Nam. Bên cạnh đó, với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi dành cho đối tượng khởi nghiệp được tỉnh Quảng Nam ban hành, rất nhiều người quyết định trở về quê khởi nghiệp, bước đầu đạt được nhiều thành công, giúp bản thân phát triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người khác.
Theo lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Nam, địa phương này đang thiếu rất nhiều lao động. Dự báo từ nay đến sau Tết Nguyên đán 2022, khoảng 100 doanh nghiệp ở tỉnh có nhu cầu tuyển dụng hơn 16.800 lao động. Số chỗ làm mới cần thu hút lao động khá đa dạng, từ may mặc, giày da, sản xuất gỗ đến điện, điện tử, vận tải, thủy sản...
Ông Trần Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho rằng việc thay đổi xu hướng di cư đặt ra nhiều bài toán về giải quyết việc làm cho địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để cơ cấu lại ngành nghề nhằm huy động nguồn nhân lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố rà soát, thống kê, nắm bắt nguyện vọng, lập danh sách cụ thể số người lao động trở về để có kế hoạch giải quyết việc làm phù hợp hoặc tạo điều kiện khởi nghiệp. 

140.000 người không có ý định quay lại TP HCM

Nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Kinh tế TP HCM cho thấy trong giai đoạn từ quý IV/2020 đến quý III/2021, khoảng 1,3 triệu lao động đã rời thành phố. Trong số này, qua khảo sát, dự báo khoảng 520.000 người muốn trở lại TP HCM làm việc sau Tết Nguyên đán 2022, trong khi 230.000 người chưa có kế hoạch gì và 140.000 người không có ý định quay lại.

Khảo sát nhóm lao động đã rời TP HCM hoặc khu vực Đông Nam Bộ cho thấy các yếu tố quyết định trong việc quay lại nơi làm việc gồm: điều kiện làm việc và thu nhập; điều kiện y tế; điều kiện sống và sinh hoạt; điều kiện học tập của con cái và thói quen cộng đồng...B.T.Q

Kỳ tới: Nỗ lực tạo việc làm
Bài và ảnh: TRẦN THƯỜNG (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng

Cuộc chiến bảo vệ rừng xanh đang nóng lên từng ngày, đặc biệt là Đắk Lắk - “lá phổi xanh” của cả nước. Lâm tặc ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả người giữ rừng bằng vũ khí nóng. Máu người giữ rừng đã đổ, thậm chí có người đã mất mạng, trong khi chế độ, chính sách cho họ chưa tương xứng…
Nơi biên giới có vườn địa đàng

Nơi biên giới có vườn địa đàng

Giữa bạt ngàn mây trắng ấy, ngôi làng thiên đường hiện ra nhỏ bé mà bừng sáng và chỉ cần một cái với tay là đã có thể chạm tới được trời cao. Ngôi làng ấy vẫn nguyên thủy bản thể như thế bất chấp làn sóng hiện đại đã phủ xuống khắp nơi.