Những chuyến xe mai táng "0 đồng" cho nạn nhân Covid-19 - Bài 2: Một cuộc gọi, bàng hoàng vì một người nữa ra đi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Được mẹ gọi báo tin bà ngoại mất, Trần Đức Thành không tin nổi. Thành òa lên khóc lớn trên chuyến xe đang chở nạn nhân mắc Covid-19 đi mai táng.
 
Những phút bàng hoàng, thất thần khi tiễn đưa người thân của mình là những nạn nhân xấu số mất đi vì Covid-19. Ảnh: Chinh Hoàng.
Những phút bàng hoàng, thất thần khi tiễn đưa người thân của mình là những nạn nhân xấu số mất đi vì Covid-19. Ảnh: Chinh Hoàng
Không khí trên chuyến xe mai táng "0 đồng", chở nạn nhân Covid-19 đi mai táng bình thường đã u ám, càng ảm đạm và đầy đau thương.
Nay, đau thương càng chồng lên gấp bội lần, khi người thân trong gia đình của một thành viên ở nhóm thiện nguyện Nhất Tâm đã không qua khỏi vì Covid-19.
Cú sốc lớn
"Ngày bà ngoại mất đi, bầu trời đối với em như đổ sụp. Vậy là từ nay, em sẽ không còn được nghe điệp khúc mỗi ngày ngoại thúc giục em đi ngủ sớm, hay "già đầu rồi lấy vợ để ngoại bồng cháu, cố con ơi!", Trần Đức Thành (sinh năm 2000) mở đầu câu chuyện với Dân Việt.
Thành tham gia vào chuyến xe mai táng "0 đồng" vào hồi 15/8. Nhiệm vụ của Thành là tiếp nhận, hỗ trợ anh em trong nhóm khuân vác thi thể của nạn nhân mất vì Covid-19 lên xe, đưa đến nơi mai táng.
Thành mới vào đội mai táng "0 đồng" khoảng 2 tuần. Hôm 2/9, em nhận được tin dữ từ mẹ báo: "Bà ngoại đã không qua khỏi khi đang cách ly, điều trị Covid-19 tại bệnh viện dã chiến trên địa bàn thành phố".
Nhận được hung tin, Thành đã không tin nổi vào tai của mình. Em vứt điện thoại xuống nền xe rồi òa khóc như một đứa trẻ. Thành nói: " Một tuần trước khi ngoại đi điều trị bệnh và mất, em có về nhà thăm ngoại. Ngoại bảo: "Thèm ăn bánh pía", ngay lúc đó em liền tức tốc chạy đi mua về cho ngoại ăn. Em không ngờ đó lại là lần cuối em được gặp bà ngoại".
 
Em Trần Đức Thành, thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm sững sờ, khóc toáng lên, khi hay tin bà ngoại mất do Covid-19. Ảnh: Chinh Hoàng
Em Trần Đức Thành, thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm sững sờ, khóc toáng lên, khi hay tin bà ngoại mất do Covid-19. Ảnh: Chinh Hoàng
Thành sống chung với bà ngoại cùng mẹ và em trai. Theo lời Thành kể, từ nhỏ em đã lớn lên dưới vòng tay yêu thương, chăm sóc, đỡ đần từng li từng tí của bà ngoại. Thành lớn lên không hề biết mặt cha mình là ai, nhiều lần em hỏi mẹ mình cha con đâu thì được bảo: "Con không cần biết cha mình là người như thế nào, mặt mũi ra sao cũng không nên đi tìm cha nhé!", Thành xúc động kể.
Thành sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất Sài Gòn hoa lệ. Em nói, khi thấy thành phố bị hành hạ bởi dịch bệnh Covid-19 quá đau thương, trong khi mình lại thất nghiệp, rảnh rỗi suốt ngày, đứng lên nằm xuống chỉ biết lướt điện thoại, vậy nên, Thành quyết định tham gia vào đội mai táng "0 đồng".
 
Trước khi đến nhà nạn nhân mất do Covid-19, để tiếp nhận mang đi mai táng một thành viên trong đội sẽ vào trước để phun khử khuẩn. Ảnh: Chinh Hoàng
Trước khi đến nhà nạn nhân mất do Covid-19, để tiếp nhận mang đi mai táng một thành viên trong đội sẽ vào trước để phun khử khuẩn. Ảnh: Chinh Hoàng
Những ngày đầu khi theo chân những anh chị đi trước mình lên xe,  Thành cùng phụ anh em khuân vác thi thể nạn nhân đã khuất do Covid-19. Đối với Thành, đó là những trải nghiệm suốt đời không quên nổi.
Thành nói, khủng khiếp nhất là hồi cuối tháng 8, có 1 ca ở đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), ca này mất ở lầu 2. Thành cùng với 6 anh em trong nhóm thiện nguyện tiếp nhận và đến đưa nạn nhân đi mai táng, khi nghe thông báo từ công an phường. Đến nơi, Thành được phân công đi vào trước để xịt khử khuẩn.
"Em vào thấy xác người đã mất bị phân hủy vỡ vụn ra kiểu như đã mất cả tháng rồi, bốc mùi nồng nặc. Tiến lại gần hơn em thấy cơ thể nứt hết... Cuộc đời em lần đầu tiên thấy được cảnh đó, kinh hoàng hơn cả đụng xe", Thành bàng hoàng kể.
Theo Thành, ca mai táng kể ở trên, nạn nhân là một phụ nữ đã lớn tuổi sống chung với một cụ già. Cụ già còn lại bị đãng trí, không biết người phụ nữ kia đã mất vẫn nằm ăn ngủ tại chỗ đó rất bình thường.
 
Các thành viên trong nhóm thiện nguyện khuân vác nạn nhân mất do Covid-19 ra xe đem đi mai táng. Ảnh: Chinh Hoàng
Các thành viên trong nhóm thiện nguyện khuân vác nạn nhân mất do Covid-19 ra xe đem đi mai táng. Ảnh: Chinh Hoàng
Khi mùi hôi của xác chết bắt đầu lan mạnh ra những nhà xung quanh, người dân báo công an mới phát hiện có người đã mất như vậy.
"Bàng hoàng, xót xa vô kể. Sài Gòn là nơi em sinh ra lớn lên. Em chỉ mong sao thành phố nhanh chóng kiểm soát được dịch bệnh, để mọi người có thể quay trở lại cuộc sống bình thường như bao ngày. Một lần nhận tin có ca mới mất vì Covid-19, đau lòng lắm anh ạ!", Thành tâm sự.
Quặn thắt lòng khi nhận điện thoại
"Tôi thực sự ám ảnh, khi thấy điện thoại của người phụ trách thông tin liên lạc với thân nhân của nạn nhân mắc Covid-19 reo lên. Quặn thắt lòng khi biết sau cuộc gọi đó, lại một người xấu số nữa mãi mãi trở về với cát bụi. Cuộc sống quá vô thường, đau xót lắm!", chia sẻ của anh Võ Minh Dũng thành viên phụ trách lái xe mai táng "0 đồng".
Anh Dũng tham nhóm thiện nguyện Nhất Tâm từ 2017 cho đến nay. Trong khoảng thời gian đợt dịch thứ 4 ở TP.HCM bùng nổ đến hiện tại anh Dũng vẫn chưa được về nhà thăm vợ, thăm ba mẹ. Anh nói: "Mình đi như thế này chưa biết sẽ mắc bệnh bất cứ lúc nào, nhớ nhà lắm nhưng phải đành chịu thôi. Nhỡ như về nhà mà mình có bệnh rồi lây cho người thân thì sao!".
 
Sau khi hoàn tất mai táng, người phụ trách thông tin liên lạc trong nhóm thiện nguyện sẽ thông báo đến thân nhân của người nhà nạn nhân mất do Covid-19 đến để làm thủ tục nhận tro cốt. Ảnh: Chinh Hoàng
Sau khi hoàn tất mai táng, người phụ trách thông tin liên lạc trong nhóm thiện nguyện sẽ thông báo đến thân nhân của người nhà nạn nhân mất do Covid-19 đến để làm thủ tục nhận tro cốt. Ảnh: Chinh Hoàng
Ngoài nhiệm vụ lái xe, anh Dũng kiêm luôn nhiệm vụ khuân vác thi thể, bởi vì nhóm thiện nguyện rất ít thành viên tham gia vào đội xe mai táng ngược lại số ca người mất lại quá nhiều.
"Mệt lắm chứ, có hôm chúng tôi làm đến 3-4h sáng là quá bình thường. Tuy mệt vậy đó nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ giúp những nạn nhân Covid-19 về nơi an nghỉ cuối cùng tôi mới thấy an lòng", anh Dũng chia sẻ.

Theo anh Trần Thanh Long (trưởng đội thiện nguyện Nhất Tâm): Ngoài mai táng miễn phí cho người thân những gia đình có nạn nhân mất vì Covid-19 có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đội thiện nguyện Nhất Tâm còn tư vấn miễn phí cho gia đình về tâm linh, cũng như các thủ tục cúng bái dành cho người đã khuất.

"Nếu gia đình có nguyện vọng thì chúng tôi sẽ gửi thông tin người mất qua chùa để cầu siêu, mong họ sớm được siêu thoát và người sống cũng an lòng", Anh Long cho hay.

Theo Chinh Hoàng (Dân Việt)

https://danviet.vn/nhung-chuyen-xe-mai-tang-0-dong-cho-nan-nhan-covid-19-bai-2-mot-cuoc-dien-thoai-bang-hoang-vi-mot-nguoi-nua-ra-di-20211004154401767.htm

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.