Đê Ar tích cực chuyển đổi cây trồng, vật nuôi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là những giải pháp mà người dân xã Đê Ar (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) triển khai thực hiện, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Hiện ở làng Ar Dôch Ktu có hơn 20 hộ trồng chuối mốc với diện tích khoảng 7 ha. Theo các hộ dân, giống chuối này dễ trồng, ít sâu bệnh, quả nhiều; sau 4,5 tháng, chuối cho thu hoạch.
Hiện ở làng Ar Dôch Ktu có hơn 20 hộ trồng chuối mốc với diện tích khoảng 7 ha. Theo các hộ dân, giống chuối này dễ trồng, ít sâu bệnh, quả nhiều; sau 4,5 tháng đã được thu hoạch.

Bà Đỗ Thị Thanh Vân-Chủ tịch UBND xã Đê Ar-cho biết: Năm 2021, toàn xã gieo trồng hơn 1.500 ha cây trồng các loại, trong đó 447 ha lúa, 875 ha cây có củ, 57 ha cây thực phẩm. Nét nổi bật ở xã trong chuyển đổi cây trồng là vận động người dân chuyển đổi diện tích đất bạc màu chuyển sang trồng cây ăn quả, xen canh cây dược liệu nhằm tăng thu nhập, đồng thời áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tiến, thâm canh, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nên năng suất cây trồng tăng cao.

Riêng trong năm 2021, diện tích chuyển đổi từ lúa sang rau màu và cây ăn quả là gần 363 ha; trong đó, có trên 317 ha chuối mốc, gần 46 ha cây ăn quả. Nhiều mô hình làm ăn mang lại hiệu quả kinh tế cao được duy trì và nhân rộng, như: cà phê trồng xen với lúa rẫy, chuối mốc trồng xen với cây mì. Tổng đàn gia súc là 5.151 con, đàn gia cầm đạt trên 2.220 con, tăng đều trung bình hàng năm hơn 300 con/năm. Qua đó, góp phần quan trọng cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành các vùng sản xuất chuyên canh theo hướng bền vững, nâng cao giá trị sản xuất, đem lại thu nhập ổn định cho nông dân.

Anh Hro (đứng giữa, làng Ar Dôch Ktu) đưa máy móc vào sản xuất để giảm sức lao động. Anh cho biết: Gia đình có 3 ha trồng chuối, 1 ha cà phê, 800 trụ hồ tiêu, 4 ha mì, 2 ha lúa rẫy...; mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.
Anh Hro (đứng giữa, làng Ar Dôch Ktu) đưa máy móc vào sản xuất để giảm sức lao động. Anh cho biết: Gia đình có 3 ha trồng chuối, 1 ha cà phê, 800 trụ hồ tiêu, 4 ha mì, 2 ha lúa rẫy...; mỗi năm cho thu nhập gần 200 triệu đồng.
Mô hình tái canh cà phê xen lúa rẫy của gia đình anh Sam (làng Ar Dết) cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng 1 diện tích.
Mô hình tái canh cà phê xen lúa rẫy của gia đình anh Sam (làng Ar Dết) cho hiệu quả kinh tế cao trên cùng 1 diện tích.
Anh Đinh Bun-cán bộ xã Đê Ar-hướng dẫn người dân kinh nghiệm chăm sóc mì trồng xen cây chuối mốc.
Anh Đinh Bun-cán bộ xã Đê Ar-hướng dẫn người dân kinh nghiệm chăm sóc mì trồng xen cây chuối mốc.
Chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa đang được hội viên Hội Nông dân làng Ar Dêl phát triển.
Chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa đang được hội viên Hội Nông dân làng Ar Dêl phát triển.
Thời gian qua, UBND xã Đê Ar phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ dê giống sinh sản cho hộ nghèo để phát triển chăn nuôi, tạo thu nhập ổn định.
Thời gian qua, UBND xã Đê Ar phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện hỗ trợ dê giống sinh sản cho hộ nghèo để phát triển chăn nuôi, tạo thu nhập ổn định.


ĐỨC THỤY (thực hiện)
 

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.