30 ngày trong bệnh viện dã chiến: Chuẩn bị tinh thần... đi không biết ngày về!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
“Để mẹ nói con gái hiểu công việc của mẹ. Mẹ là nhân viên y tế, bây giờ là lúc dịch bệnh bùng phát dữ dội không thể kiểm soát được nữa, mọi người phải đi làm gọi là chống dịch như trên ti vi nói đó con...".

BS Trần Ngọc Hoàng Dung (bìa trái) và điều dưỡng Ngọc tìm hiểu sử dụng máy do nhóm tình nguyện viên Phật giáo trao tặng. Ảnh: Như Lịch
BS Trần Ngọc Hoàng Dung (bìa trái) và điều dưỡng Ngọc tìm hiểu sử dụng máy do nhóm tình nguyện viên Phật giáo trao tặng. Ảnh: Như Lịch
“Mẹ là nhân viên y tế. Bây giờ là lúc dịch bệnh bùng phát dữ dội không thể kiểm soát được nữa, mọi người phải đi làm gọi là chống dịch như trên ti vi nói đó con. Mẹ cũng chuẩn bị tinh thần đi không biết ngày về rồi, con cũng vậy nhé. Không có mẹ, con cũng nên trưởng thành hơn, lo cho em và phụ giúp ba nhé con...”.
Đó là lời nhắn nhủ gửi cho con gái của bác sĩ (BS) Trần Ngọc Hoàng Dung, từ Bệnh viện (BV) dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 12 (P.An Khánh, TP.Thủ Đức, TP.HCM). Cũng như nhiều người khác, BS Dung phải gác lại tình cảm riêng tư, xung phong lên tuyến đầu chống dịch Covid-19.
“Đừng khóc và đừng kêu mẹ về nữa”
Gần ba tháng nay, BS Trần Ngọc Hoàng Dung (39 tuổi, BS chuyên khoa 1 gây mê hồi sức, BV Da liễu TP.HCM) bám trụ tại BV dã chiến số 12, với vai trò quan trọng: Đội trưởng đội cấp cứu.
BS Dung có một con gái học lớp 6 và một bé trai mới 4 tuổi. Trước khi vào BV dã chiến, chị đã giải thích cho con về chuyến đi đặc biệt này. Tuy nhiên, các bé chưa bao giờ xa mẹ dài ngày như vậy, nên thường xuyên gọi điện giục: “Mẹ biết ngày về chưa, tụi con muốn mẹ về”. Bé gái còn gửi cho mẹ tấm ảnh của hai chị em, kèm dòng chữ thay lời muốn nói: “Nhớ về sớm nha mẹ. Nhà là nhất!”.
Tranh thủ những khoảng thời gian ăn cơm, BS Dung gọi điện hoặc nhắn tin để khuyến khích con. Chị tâm sự: “Để mẹ nói con gái hiểu công việc của mẹ. Mẹ là nhân viên y tế, bây giờ là lúc dịch bệnh bùng phát dữ dội không thể kiểm soát được nữa, mọi người phải đi làm gọi là chống dịch như trên ti vi nói đó con.
Mẹ có gia đình và có con, bạn bè của mẹ đi làm cũng có gia đình và có con, và có người con còn rất nhỏ nhưng họ dù không muốn cũng phải đi con ạ, có người cũng xung phong đi.
Mẹ đi mẹ cũng nhớ gia đình mình, nhớ hai đứa nhưng mẹ cũng cố gắng để không ảnh hưởng đến công việc. Mẹ muốn con gái mẹ phải hiểu, con phải mạnh mẽ lên. Mẹ muốn ngày mẹ về con gái mẹ sẽ khác đi, lớn hơn trong suy nghĩ và chững chạc hơn.

Chăm sóc bệnh nhân trong phòng cấp cứu
Chăm sóc bệnh nhân trong phòng cấp cứu
Chúng ta cần cố gắng nha con, đừng khóc và đừng kêu mẹ về nữa, con phải anh hùng lên, nhé con, con còn để em nhìn thấy và noi gương nữa chứ. Mẹ cũng chuẩn bị tinh thần đi không biết ngày về rồi, con cũng vậy nhé, không có mẹ, con cũng nên trưởng thành hơn, lo cho em và phụ giúp ba nhé con”.
Người mẹ này như cất được gánh nặng trong lòng khi nhận tin nhắn từ con gái: “Mẹ yên tâm, con sẽ chăm sóc cho em. Yêu mẹ nhiều”.
Tiếp xúc với bệnh nhân, BS Dung thấy một số người hoảng loạn, họ nghĩ bị nhiễm bệnh là sẽ chết. Những lúc đó, chị thường trò chuyện, trấn an họ.
Đặc biệt, khi nhìn những đứa trẻ bằng hoặc nhỏ tuổi hơn con mình ngồi chồm hổm ôm bịch đồ, tự nhiên chị rớt nước mắt và càng nghĩ đến trách nhiệm đối với bệnh nhân.
Giành giật sự sống cho bệnh nhân
Trong hoạt động điều trị bệnh nhân Covid-19, sự kiện hồi sức cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân T.N (64 tuổi, Q.8) ngưng tim, ngưng thở được xem là kỳ tích trong thời gian qua tại BV dã chiến số 12.
BS Trần Ngọc Hoàng Dung cho biết bà T.N nhập viện được nửa ngày bỗng đột ngột khó thở, đau ngực trái dữ dội và ngưng tim, ngưng thở. Nhiều y bác sĩ của đội cấp cứu (BS Dung, BS Đảm, BS Tòng), BS Đoàn (đội sàng lọc), BS Quỳnh (đội lâm sàng)... đã tiến hành các biện pháp hồi sức cấp cứu, ấn tim ngoài lồng ngực, dùng thuốc và đặt nội khí quản bóp bóng giúp thở.

BS Trần Ngọc Hoàng Dung gửi tin nhắn động viên con. Ảnh: Chụp lại màn hình
BS Trần Ngọc Hoàng Dung gửi tin nhắn động viên con. Ảnh: Chụp lại màn hình
“Thấy bệnh nhân có tri giác, cắn ống nội khí quản, mắt mở hi hí, mình kêu: “Cô ơi ráng lên, cô phải thở, phải sống. Tụi con đang cứu cô”, BS Dung nhớ lại.
Sau gần hai tiếng đồng hồ được hồi sức tích cực, bà T.N bắt đầu có mạch lại và có dấu hiệu phục hồi. Nhịp tim 110 lần/phút, huyết áp 130/90, chỉ số SpO2 (nồng độ ô xy bão hòa trong máu) 90%... Sau đó, bà T.N đã được chuyển lên tuyến trên.
Khi được hỏi: “Làm ở BV Da liễu mà bây giờ đi điều trị Covid-19, suy nghĩ này có gây áp lực cho bác sĩ không?”, BS Dung thẳng thắn: “Mọi người nghĩ trước giờ mình chuyên về da liễu, không tiếp xúc với những bệnh nhân nặng. Bệnh viện đã giao cho mình phụ trách đội cấp cứu thì mình nghĩ cần làm những gì tốt nhất, không để áp lực đè nặng, phân tâm. Mình cố gắng làm và học hỏi từ bạn bè, đồng nghiệp ở những bệnh viện đa khoa... Cho nên đến khi gặp ca này, mình cảm thấy không bị lúng túng, không thiếu tự tin”.
Là một trong những người hồi sức cấp cứu cho bà T.N, điều dưỡng Lê Bá Trinh Quốc (đội cấp cứu) cho hay: “Khi tiếp nhận ca bệnh, mình có hỏi cô đau như thế nào. Cô nói tui đau thắt vùng ngực trái, đau như ai bóp tim tui vậy đó! Tụi mình chỉ biết làm hết khả năng và cố gắng cứu bệnh nhân”.
Đồng nghiệp của anh Quốc, anh Trương Thanh Phụng (điều dưỡng trưởng đội cấp cứu) nhìn nhận: “Do nhồi tim lâu quá nên khi xong việc, tụi em bị kiệt sức, tay mỏi nhấc lên không nổi. Thực sự trước đó, nhiều lúc tụi em cũng đuối rồi. Nhờ BS Dung rất tích cực, luôn theo sát và tận tình cứu bệnh nhân, nên mọi người không bỏ cuộc”.
Được biết, anh Phụng (cũng có hai con nhỏ) đã tình nguyện tham gia tại BV dã chiến ở Củ Chi trước khi lên đây, với suy nghĩ: “Tình hình dịch bệnh ở TP.HCM quá căng, nhân viên y tế ai cũng kiệt sức. Mình muốn cống hiến hết sức mình cho công việc phòng chống dịch của thành phố”. 

“Truy tìm”... chủ nhà trọ

Trong thời điểm phòng cấp cứu còn rối ren với sức khỏe nguy kịch của bệnh nhân T.N thì các nhân sự phòng kế hoạch tổng hợp cũng chịu căng thẳng không kém. Lúc đó, bệnh nhân T.N có nguy cơ tử vong rất cao nên BV phải tìm chủ nhà trọ để nắm thông tin.

BS Nguyễn Thị Kim Cúc, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV dã chiến số 12, cho biết: “Bệnh nhân T.N không có người thân, không chứng minh thư, không điện thoại liên lạc, không có một cái gì hết, trừ địa chỉ chung chung là ở Q.8. Chúng tôi phải liên hệ chủ tịch và phó chủ tịch quận, rồi chủ tịch và phó chủ tịch phường, lần dò mãi mới ra ông chủ nhà trọ. Cuối cùng, chủ nhà trọ vẫn không tìm ra được thân nhân của bà T.N”.

Vừa tham gia xử lý ca cấp cứu, BS Nguyễn Thị Kim Cúc vừa điều phối kết nối với tuyến trên để nhờ hỗ trợ chuyển viện cho bệnh nhân T.N. BS Cúc chia sẻ: “Phòng này phải nắm nhiều đầu mối, rất cực, nên nhiều lúc chúng tôi chạy như điên. Đến độ có những thời điểm, mấy bạn ước có bác sĩ tâm lý chữa bệnh cho mình”.

(còn tiếp)
Theo Như Lịch (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Một lần 'chạm' Angkor Bài 3: Choáng ngợp Angkor (*)

Quần thể kiến trúc Angkor có đến 108 đền tháp nằm rải rác trong Công viên khảo cổ Angkor rộng lớn ở Siem Reap. Trong chuyến đi ngắn ngủi này, chúng tôi chỉ có thể “cưỡi ngựa xem hoa” Angkor Wat, Angkor Thom và đền Ta Prohm. Nhưng cái nhìn thoáng qua ấy cũng đủ làm chúng tôi choáng ngợp và sững sờ…
Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Một lần 'chạm' Angkor (bài 1)

Chuyến đi 4 ngày đến đất nước chùa tháp Campuchia tuy ngắn ngủi nhưng đã để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên, nhất là trải nghiệm chạy bộ giữa kỳ quan thế giới – Công viên khảo cổ Angkor tại tỉnh Siem Reap.
Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

Nhớ một “công việc quan trọng” thời kháng chiến

(GLO)- Thượng tuần tháng 3 vừa qua, trong lần về thị xã An Khê gặp chị Văn Thị Ngọc-người đảng viên hoạt động trong lòng địch, nghe chị kể chuyện những lần chị bí mật rải truyền đơn, dán áp phích có nội dung chống chế độ Mỹ-ngụy trong thị trấn An Khê ngày trước, bao ký ức lại ùa về trong tôi.
Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Sống cả phần đồng đội đã hy sinh

Trở về thời bình sau cuộc chiến, như nhiều cựu chiến binh khác, ông Lê Trường Giang (Trưởng ban Liên lạc truyền thống Trung đoàn 16, Ủy viên Ban chấp hành Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Thành phố Hồ Chí Minh) bắt tay chăm lo kinh tế.
Hồn Huế dưới mái rường

Hồn Huế dưới mái rường

Những ngôi nhà rường ở Thừa Thiên Huế thường được xem là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của vùng đất này. Trong quá khứ, chỉ có tầng lớp quý tộc, các quan lại và những gia đình giàu có mới có khả năng xây dựng và sở hữu nhà rường.
Cánh chim bay ngang trời

Cánh chim bay ngang trời

Say mê tiếng sáo khi còn là cậu bé lên 7, NSND Trịnh Mạnh Hùng ví đời mình như cánh chim bay ngang trời từ miền núi xa xa vút qua đồng bằng trải dài rồi băng qua đại dương rộng lớn đến khắp nơi trên thế giới, chỉ mong để lại cho đời một thanh âm trong trẻo, mang dáng hình quê hương.

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Ngựa bất kham thôi phó về Bồng Báo

Mỗi khi cùng NSND Tiến Thọ về quê Bồng Báo, ông lại ngân nga cái câu ấy có trong tích trò khuyết danh Quan Âm Thị Kính. Hình như trong lộ trình thành danh, Lê Tiến Thọ đã sớm làu thuộc câu hát về miền quê mình có vùng đất xưa mang tên cái tên rất cổ.