Nông dân Phú Thiện làm giàu nhờ vốn vay ưu đãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Từ những nguồn vốn vay ưu đãi khác nhau, nhiều nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, mở rộng quy mô sản xuất để phát triển kinh tế gia đình.
Ông Nguyễn Văn Thắng-Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Thiện-cho biết: Hội Nông dân đã nhận ủy thác thông qua 2 Chi nhánh ngân hàng là Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT và Ngân hàng Chính sách Xã hội, tín chấp cho nông dân vay vốn; đồng thời tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng vốn hiệu quả. Hiện tổng dư nợ cho vay của 2 ngân hàng trên địa bàn huyện Phú Thiện là hơn 160 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vay từ Ngân hàng Chính sách Xã hội hơn 93 tỷ đồng; Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT trên 67 tỷ đồng.
Cùng với nguồn vốn vay, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh giải ngân cho 12 hộ tại xã Ia Hiao với số tiền là 500 triệu đồng để thực hiện Dự án nuôi bò sinh sản, Quỹ Hỗ trợ nông dân huyện cho 16 hộ gia đình trồng rau an toàn như chăm sóc cây ăn quả, rau xanh các loại, chăn nuôi bò, trồng mía... với số tiền là 400 triệu đồng. Tiếp tục giải ngân Quỹ quay vòng vốn (Dự án ARISE) do Hội Nông dân châu Á vì sự phát triển bền vững (AFA) tài trợ cho 3 chi hội nghề nghiệp tại xã Ia Hiao và Ia Ake, với số tiền là 487,5 triệu đồng.
Nhờ vậy, nhiều nông hộ đã vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần thúc đẩy phong trào nông dân thi đua sản xuất  kinh doanh giỏi.
3.Cán bộ xã Ia Sol kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng tại gia đình chị Phạm Thị Lam (ở giữa, thôn Thắng Lợi 1). Chị Lam vay 500 triệu đồng để đầu tư đường dây điện, lắp hệ thống péc tưới… cho 7 sào rau. Mỗi năm, gia đình chị thu gần 100 triệu đồng từ bán rau.
Cán bộ xã Ia Sol kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng tại gia đình chị Phạm Thị Lam (ở giữa, thôn Thắng Lợi 1). Chị Lam vay 500 triệu đồng để đầu tư đường dây điện, lắp hệ thống péc tưới… cho 7 sào rau. Mỗi năm, gia đình chị thu gần 100 triệu đồng từ bán rau.
Hội Nông dân huyện Phú Thiện trao đổi kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng vốn hiệu quả góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Hội Nông dân huyện Phú Thiện trao đổi kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ người dân sử dụng vốn hiệu quả góp phần phát triển kinh tế gia đình.
Gia đình anh Đàm Văn Khôi (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) có 5 ha lúa năng suất bình quân 10 tấn/ha. Năm 2019, anh mạnh dạn vay 500 triệu từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT mua máy gặt đập liên hợp để phục vụ thu hoạch lúa và làm dịch vụ; giúp gia đình có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.
Gia đình anh Đàm Văn Khôi (thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) có 5 ha lúa, năng suất bình quân 10 tấn/ha. Năm 2019, anh mạnh dạn vay 500 triệu đồng từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT để mua máy gặt đập liên hợp phục vụ thu hoạch lúa và làm dịch vụ; giúp gia đình có thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.
Chị Kpăh Nguy (làng Plei Lok, xã Ia Ake) vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để chăn nuôi bò sinh sản.
Chị Kpăh Nguy (Plei Lok, xã Ia Ake) vay 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội để chăn nuôi bò sinh sản.
Chị Kpah H’Miên (làng Plei Lok, xã Ia Ake) vay 25 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư chăm sóc 1 ha mì và nuôi 5 bò, 5 dê. Đến nay, chị đã trả hết nợ và có cuộc sống ổn định với thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng.
Chị Kpah H’Miên (Plei Lok, xã Ia Ake) vay 25 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân để đầu tư chăm sóc 1 ha mì và nuôi 5 bò, 5 dê. Đến nay, chị đã trả hết nợ và có thu nhập mỗi năm trên 50 triệu đồng.
Vườn cây ăn quả 5 sào cho thu nhập ổn định hàng năm gần 80 triệu đồng của gia đình chị Lương Thùy Chi ở Plei Mun Măk, xã Ia Ake.
Vườn cây ăn quả 5 sào cho thu nhập ổn định gần 80 triệu đồng/năm của gia đình chị Lương Thùy Chi ở Plei Mun Măk, xã Ia Ake.
ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Niềm đam mê bất tận với billiards

Niềm đam mê bất tận với billiards

Hành trình chinh phục ngôi vô địch đồng đội thế giới 2024 nội dung carom 3 băng của “cặp bài trùng” Trần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh đã đưa người hâm mộ billiards trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, có cả sự hồi hộp, nghẹt thở đến vỡ òa hạnh phúc.
Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Khốc liệt cuộc chiến giữ rừng - kỳ 3: Có thực mới vực được đạo

Mổ xẻ nguyên nhân người giữ rừng bỏ việc, các ngành chức năng đều nhận thấy cốt lõi bởi trách nhiệm cao nhưng đồng lương bèo bọt. Có trường hợp xin từ chức, xuống chức mặc dù chưa tới tuổi nghỉ hưu. Trong khi, nguồn tuyển không có dù chủ rừng đã hạ tiêu chuẩn, chỉ cần tốt nghiệp THPT.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.