Hành trang tin yêu của người lính

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cho dù những trang cuộc đời được viết tiếp hay mãi mãi dừng lại ở tuổi đôi mươi thì những tình cảm thiêng liêng này đã từng là nhựa sống nuôi dưỡng tâm hồn chúng tôi băng qua tháng ngày bom đạn một thời
"KPC ngày 17 tháng 9 năm 1986,
Dung em!
Đêm nay ngày 14 đó em, như rứa tối mai là Trung thu rồi đó. Cũng may sáng mai có người về nước, anh viết vài dòng cùng tâm sự với em. Anh mong sao lá thư này sẽ đến với em trong thời gian ngắn nhất để em khỏi trông"…
Chỉ vài năm sau ngày đất nước hoàn toàn độc lập 30-4-1975, làng xóm tôi đang sống trong yên bình lại xáo động bởi tin ở biên giới Tây Nam, quân Pol Pot - Ieng Sary không chỉ gây thảm họa diệt chủng ở Campuchia mà còn tràn sang biên giới ở An Giang, Tây Ninh sát hại đồng bào ta với những tội ác man rợ… Đâu đó có tin thanh niên trai tráng sẽ lại lên đường nhập ngũ, bảo vệ Tổ quốc. Rồi giấy báo nhập ngũ gửi về nhà tôi. Chúng tôi lên đường với những cung bậc tâm trạng của thế hệ thanh niên vừa lớn lên trong thời bình chưa bao lâu đã lại cầm trên tay cây súng. Những tháng ngày thanh xuân đẹp nhất của chúng tôi là bảo vệ Tổ quốc và góp công sức, xương máu giúp đỡ nước bạn thoát khỏi họa diệt chủng, xây dựng lại đất nước Campuchia từ đổ nát, hoang tàn.
Những khó khăn, gian khổ của đời lính thời nào cũng chồng chất, ai cũng phải vượt qua để trưởng thành. Nhưng có lẽ, những người lính trẻ như chúng tôi ngày ấy đi vào chốn đạn lửa một cách xông pha, hẳn còn bởi tình cảm hậu phương sâu nặng, đôi khi là một cái nắm tay, một ánh nhìn đằm thắm và sâu sắc hơn là lời ước hẹn của một bóng hình. Bờ vai con gái, đôi mắt, bờ môi đi vào nỗi nhớ và động viên người lính vững tay súng, hoàn thành nhiệm vụ để còn trở về với những thương yêu.
Hành trang trong trái tim người lính thường chất chứa một khoảng trời đầy nỗi nhớ nhung dành cho người mình thương. Cũng như thế hệ cha ông, lời hứa của người ở lại với người ra đi luôn nhẹ nhàng mà son sắt. Thế hệ của tôi thì câu hứa cũng chỉ là: "Hết chiến dịch anh về. Đợi anh".
Tôi gặp em trong một lần vào Huế rồi làm việc ở thành phố này. Một cô gái nhỏ nhắn, dịu dàng. Ngay từ lần đầu tiên gặp mặt, tôi đã đem lòng yêu em. Nhưng thuở ấy, tôi không dám thổ lộ bởi tôi và em có khoảng cách xa lắm. Em là con của chủ một tiệm kinh doanh đồng hồ lớn nhất nhì xứ Huế, là tiểu thư lá ngọc cành vàng. Biết bao người muốn được làm rể của ba má em. Còn tôi chỉ là một chàng trai làng, chẳng có gì ngoài tình yêu em. Yêu thầm em được hai năm thì tôi có giấy báo nhập ngũ. Thật hạnh phúc và tôi không ngờ em vẫn dành cho tôi tình cảm đẹp. Hôm tôi đi có em ra tiễn. Hẳn em đã nhận ra tình cảm của tôi nhưng vẫn còn e thẹn: "Răng mà dễ thương người ta rứa?".
Chỉ một câu đó thôi mà lòng tôi ngổn ngang. Vậy thì em đã đồng ý tôi chưa? Đi lần này, biết bao lâu tôi mới được về lại Huế, về lại quê nhà? Súng đã nổ thì máu người cũng đổ, chiến tranh nào mà không mất mát, đau thương. Tôi cũng nói với em về hiện thực đó và tôi cũng như bao chàng trai trẻ khác, cũng chỉ cần một tia hy vọng để yên lòng ra đi làm nhiệm vụ. Chỉ khi qua bên đó được mấy tháng, tôi mới lấy hết can đảm biên thư cho em.
"Đêm nay, lại thêm một đêm trăng tròn. Từ ngày qua đến giờ, anh vẫn thường công tác như cũ. Anh đến đơn vị 6 giờ chiều ngày 14. Sau khi chia tay mọi người, anh đến Phnom Penh. Định ở lại chơi với mấy đứa bạn nhưng tụi nó đã về cả nên đành trở về đơn vị, gặp mấy ảnh ai cũng mừng. Không lạ chi cả, họ tưởng anh cuối tháng mới sang, như rứa anh về đơn vị cũng hơi sớm. Qua đây nghĩ cũng tiếc, biết rứa ở lại chơi Trung thu rồi sang thì hay biết mấy? Nhưng biết thế nào hở em, anh đã vào quân ngũ, trách nhiệm vẫn cứ gọi mãi tên đơn vị khiến anh cứ thấp thỏm mãi không thôi, đến khi qua đây anh mới yên lòng".

Những lá thư chan chứa yêu thương của người lính gửi về từ chiến trường (ảnh trên). Cha của tác giả (người ngồi bên trái) cùng những đồng đội năm xưa ở chiến trường K
Những lá thư chan chứa yêu thương của người lính gửi về từ chiến trường (ảnh trên). Cha của tác giả (người ngồi bên trái) cùng những đồng đội năm xưa ở chiến trường K
Giờ đã tối, trăng vừa lên qua những dãy núi trập trùng. Mọi thứ nơi đây dường như thật xa lạ, đến cả mùi cỏ cũng lạ, chẳng như ở nơi ta. Tôi vừa được thay ca, ngả lưng xuống chiếc võng. Ngước lên bầu trời sâu thăm thẳm. Đêm hôm ấy trăng tròn nhưng chắc sẽ không bằng lúc bức thư đến được tay em. Chỉ có vầng trăng nơi đây khiến tôi cảm thấy quen thuộc và nhớ nhà. Phải chăng ánh trăng ấy đã theo tôi từ quê hương mình sang đến nơi đây? Nhìn trăng, tôi nhớ em chi lạ. Rồi mưa lại đến, từ chiều đến giờ những cơn mưa cứ chợt đến rồi chợt đi, làm tôi cứ nghĩ về mưa xứ Huế. Tiếng mưa làm tôi nhớ đến hình bóng của mẹ, giờ đây chắc lại ngồi ngoài hiên mà mong ngóng con về.
Chiến tranh khốc liệt. Các đồng đội, bạn bè tôi không ít người ngã xuống. Những ngày tháng đạn rơi như vãi trấu, nồng nặc mùi thuốc súng và khói lửa chiến tranh. Có lúc chiến đấu ròng rã suốt mấy ngày đêm khiến tôi mệt lả, lúc tỉnh lúc mê, trong lòng lại thấy nặng trĩu như có cái gì đè lên, nén chặt. Đêm qua, một người bạn của tôi đã hy sinh. Tôi bị thương, mất máu nhiều và ngất lịm đi. Trong chập chờn mê sảng, tôi như thấy hình bóng của mẹ và em nơi quê nhà. Nhưng khi tỉnh lại, bên tai tôi chỉ còn nghe tiếng bom đạn, tiếng lính ta xung phong với lòng căm thù và dường như có cả tiếng lòng của những người lính đã mãi mãi không về.
Chúng tôi cứ thế chiến đấu mà quên cả tháng ngày, chỉ biết đến hôm đáng nhớ đó. Chúng tôi nhận được tin ngày mai được trở về nước và không quay lại vì đã hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả. Toàn đơn vị tôi vui lắm. Trong đêm tối, qua ánh lửa doanh trại, đã có những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má hóp lại, đen sạm vì nắng mưa và bom đạn của đồng đội tôi. Những người chiến sĩ như chúng tôi không quen khóc nhưng đã khóc khi nghe tin được trở về. Chúng tôi khóc nhưng vẫn có thể nở nụ cười.
Thế nhưng, trời chưa sáng, quân Pol Pot đã kéo đến đánh thẳng, giáp lá cà nơi đơn vị tôi chiếm đóng, chúng tôi ai nấy đều bất ngờ. Nhiều chiến sĩ chỉ nằm chợp mắt đã phải đi vào giấc ngủ ngàn thu vĩnh viễn. Chỉ ngày mai thôi, chúng tôi đã được trở về. Vậy mà hôm ấy đã có rất nhiều chàng trai tuổi mười tám, đôi mươi mãi mãi nằm lại.
Tôi và vài đồng đội tìm được một nhánh sông nhỏ gần đấy và nhảy xuống, trôi dạt về ngôi làng gần biên giới mà chúng tôi đã từng ở trước khi vào thành phố. Người dân nơi đây đã cưu mang chúng tôi và giúp trở về Việt Nam.
Thế mới thấy, chính tình cảm của những con người dành cho nhau: tình quân dân, tình đồng đội, tình mẫu tử và tình yêu đã thắp sáng, soi đường cho những người lính trẻ chúng tôi trong cuộc chiến. Cho dù được sống sót trở về hay nằm lại nơi đất khách, trong trái tim người chiến sĩ vẫn có rất nhiều tình cảm mà họ muốn bảo vệ bằng mọi giá. Cho dù những trang cuộc đời được viết tiếp hay mãi mãi dừng lại ở tuổi đôi mươi thì những tình cảm thiêng liêng này đã từng là nhựa sống nuôi dưỡng tâm hồn chúng tôi băng qua tháng ngày bom đạn một thời. n
(*) Ghi theo lời kể của cha tôi, một cựu binh chiến trường K.

Ngày mai, đơn vị tôi mới vào thành phố. Đêm nay, tôi ở làng quê nước bạn. Người dân ở đây tốt bụng lắm. Nhưng mỗi sáng thức dậy, nghe thấy tiếng người nơi đây chuyện trò với nhau, tôi lại nhớ quê nhà. Tôi thèm được nghe tiếng trẻ con vui đùa nơi xóm nhỏ, nghe tiếng gà gáy giữa trời trưa, nghe tiếng người làng chào hỏi nhau vào những buổi sáng sớm trên cánh đồng đậm hương lúa mùa gặt. Tôi mong sao nước bạn cũng có được những giây phút bình yên như thế...

NGỌC HÂN (*) NLĐO

Có thể bạn quan tâm

Rừng cháy, người khát

Rừng cháy, người khát

Khô hạn kéo dài đang khiến rừng ở nhiều nơi tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ bị cháy trụi, cùng với đó, người dân và cây trồng... khát khô. Nắng nóng gay gắt kéo dài cũng khiến mực nước kênh mương khô cạn, nhiều cánh rừng ở miền Tây đối mặt với nguy cơ cháy rất cao.
Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Về làng tương gần 200 năm danh tiếng

Làng nghề truyền thống tương nếp Úc Kỳ, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên đã có truyền thống gần 200 năm, tạo ra loại tương trứ danh, là một trong 10 đặc sản của tỉnh Thái Nguyên. Nghề tương đã mang lại cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây.
Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Khởi sắc kinh tế rừng xanh - Bài 2: Từ tri thức bản địa 'đẻ' ra tiền

Các nhà khoa học đánh giá, kiến thức bản địa và sản vật dưới tán rừng là tiềm năng lớn, giúp dọc dài dãy Trường Sơn phát triển nếu như được phát huy. Và người trẻ ngày nay lên với các cánh rừng cũng đến với kiến thức bản địa một cách thích thú, từ đó lan tỏa bảo vệ rừng ngày càng tốt hơn.
Kể chuyện bằng... bóng

Kể chuyện bằng... bóng

(GLO)- Trên tấm màn sân khấu, bóng của các vũ công khi uyển chuyển đơn lẻ, lúc lại lồng ghép biến hóa thành nhiều chủ thể khác nhau. Với sự kết hợp cùng âm thanh, ánh sáng một cách sinh động, những câu chuyện giàu cảm xúc cứ thế được kể lại một cách chân thực và chạm đến trái tim khán giả.
Vì những cánh rừng bình yên

Vì những cánh rừng bình yên

Đam mê từ những chuyến đi và tình yêu với màu xanh thiên nhiên, cô gái trẻ Lê Thị Lan Anh (SN 1996) quê Quảng Bình đã tìm về miền núi Nam Tây Nguyên, nơi có những cánh rừng già bạt ngàn để thực hiện những khát khao, hoài bão của tuổi trẻ.